Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Bản Lên Tiếng Về chuyến đi Việt Nam của ông Tập Cận Bình và vấn đề Biển Đông



Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước và quan tâm về tình hình Biển Đông, quan niệm rằng bảo vệ đất nước là trách nhiệm chung của toàn dân. Vì vậy chúng tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng để cảnh giác và kêu gọi những điều sau đây:

Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp một cách nghiêm trọng trên các mặt chính trị và kinh tế. Tham vọng của Trung Quốc là dùng sức mạnh để chiếm giữ và kiểm soát giao thương trên Biển Đông. Tham vọng này đe dọa quyền tự do hàng hải trong vùng, ảnh hưởng rất lớn lên sự phát triển và ổn định của cả khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam, hành động xâm chiếm của Trung Quốc đang gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt tài nguyên và ngư nghiệp, đe dọa an ninh quốc phòng.

Thứ hai, chính vì tham vọng của Trung Quốc đang là mối lo ngại của thế giới, đây là lúc quyền lợi của chúng ta và nhiều nước khác tương đồng với nhau. Do đó, nhà cầm quyền Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác và xây dựng thế liên minh với những nước có chung mối quan tâm về vấn đề Biển Đông để cùng đối phó với tham vọng của Trung Quốc, như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản,... Đây cũng là lúc phải xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, xét lại những cái gọi là “4 Tốt” hay “16 Chữ Vàng”, xét lại tất cả những ký kết không bình đẳng từ trước đến nay và phải từ bỏ biện pháp đối thoại song phương với Trung Quốc, vì đây chính là cái bẫy của Bắc Kinh. Thay vào đó, hãy dùng tòa án quốc tế để đối phó với Trung Quốc như là Philippines đang làm.

Thứ ba, khi Trung Quốc vẫn bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trong vùng, tiếp tục bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên biển Đông với mục tiêu quân sự, tiếp tục tấn công ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà cầm quyền Việt Nam không thể trải thảm đỏ để đón tiếp Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình! Nhân dân Việt Nam phải nói "Không!" về sự có mặt của Tập Cận Bình trên đất nước chúng ta và nhà cầm quyền cần hủy bỏ ý định đón tiếp Tập Cận Bình như các cơ quan truyền thông đã loan tin. Đây là một hành động cần thiết trên mặt ngoại giao để khẳng định thái độ của chúng ta trước một nước láng giềng đang chèn ép và xem thường dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, công bố bản lên tiếng này nhằm thể hiện tiếng nói của những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước và góp phần kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trước một hiểm họa nghiêm trọng. Xây dựng nội lực dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và xây dựng hợp tác hữu nghị với những nước có cùng mục tiêu là yếu tố then chốt để giúp chúng ta giữ được sự độc lập và chủ quyền đối với Trung Quốc.

                                                             Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2015

Đồng ký tên :

1.        Nguyễn Xuân Anh, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
2.        Trần Văn Bang, Kỹ Sư - Sài Gòn
3.        Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội
4.        Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo – Sài Gòn
5.        Nguyễn Kim Chi, Nghệ Sĩ - Hà Nội
6.        Tống Văn Chính, Phật Giáo Hòa Hảo - An Giang
7.        Quách Văn Công, hoạt động xã hội – Lâm Đồng
8.        Nguyễn Văn Cừ  - Hải Dương
9.        Nguyễn Kim Cương - Hà Nội
10.      Lương Văn Diện  - Hải Dương
11.      Lê Quang Du - Sài Gòn
12.      Thái Văn Dung, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
13.      Đặng Văn Dũng, Hà Nam
14.      Hoàng Dũng, hoạt động nhân quyền - Sài Gòn
15.      Lã Việt Dũng, Kỹ Sư - Hà Nội
16.      Nguyễn Văn Duyệt, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
17.      Nguyễn Văn Đài, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm  - Hà Nội
18.      Ngô Nhật Đăng, Nhà Báo - Sài Gòn
19.      Nguyễn Văn Đề, hoạt động xã hội - Hà Nội
20.      Nguyễn Văn Điền, Phật Giáo Hòa Hảo - Đồng Tháp
21.      Lê Công Định, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm  - Sài Gòn
22.      Ninh Thị Định  - Hải Phòng
23.      Trần Hữu Đức, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
24.      Nguyễn Hữu Giải, Linh Mục - Huế
25.      Hoàng Văn Giảng - Hải Dương
26.      Nguyễn Thanh Hà, nhà giáo - Hà Nội
27.      Nguyễn Thị Hà  - Hải Phòng
28.      Đỗ Thị Minh Hạnh, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
29.      Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội
30.      Nguyễn Văn Hiên  - Bắc Ninh
31.      Lê Quang Hiển, Phật Giáo Hòa Hảo - Sài Gòn
32.      Nguyễn Hoàng Hoa, Mục Sư - Trà Vinh
33.      Phan Tấn Hòa, Phật Giáo Hòa Hảo - Cần Thơ
34.      Phạm Minh Hoàng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
35.      Lê Hùng, Hoạt động xã hội - Hà Nội
36.      Lê Anh Hùng, Hoạt động xã hội - Hà Nội
37.      Nguyễn Thanh Huân, Hoạt động nhân quyền, Nghệ An
38.      Nguyễn Mạnh Hùng, Mục Sư - Sài Gòn
39.      Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học - Đà Nẵng
40.      Phan Văn Hùng - Hà Nội
41.      Vũ Hùng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm  - Hà Nội
42.      Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo - Hà Nội
43.      Đỗ Ngọc Hương, tiểu thương - Hải Phòng
44.      Trần Thị Hường, Hoạt động bảo vệ sự sống - Hà Nội
45.      Trương Minh Hưởng - Hà Nam
46.      Lê Quang Huy, nhà giáo - Thái Nguyên
47.      Dương Kim Khải, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
48.      Lê Văn Khôi, Công nhân - Nghệ An
49.      Hoàng Văn Khởi - Hà Nội
50.      Nguyễn Kiêu, sinh viên, Sài Gòn
51.      Nguyễn Thị Lan - Hải Phòng
52.      Nguyễn Kim Lân, Chánh trị sự Cao Đài - Vĩnh Long
53.      Đặng Băn Lê - Hải Phòng
54.      Vũ Linh, nhà giáo - Hà Nội
55.      Nguyễn Trung Lĩnh, Kỹ sư, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội
56.      Phan Văn Lợi,  Linh Mục - Huế
57.      Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ - Sài Gòn
58.      Võ Phi Long, hoạt động xã hội – Sài Gòn
59.      Bùi Văn Lược, Phật Giáo Hòa Hảo - Vĩnh long
60.      Lỗ Ngọc Lê Đình Lượng, Hoạt động nhân quyền - Nghệ An
61.      Đặng Văn Mạnh - Hà Nam
62.      Đặng Ngọc Minh, cựu tù nhân lương tâm - Trà Vinh
63.      Vũ Đức Minh, Hoạt động xã hội - Hà Nội
64.      Nguyễn Huy Năng, hoạt động xã hội – Ninh Bình
65.      Vũ Đức Ninh - Hải Dương
66.      Nguyễn Thị Nga, tiểu thương - Hải Phòng
67.      Trần Thị Thúy Nga, hoạt động xã hội - Hà Nam
68.      Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, cựu tù nhân lương tâm - Hải Phòng
69.      Nguyễn Danh Ngọc, nhà giáo - Bắc Giang
70.      Nguyễn Huyền Nguyên - Hải Phòng
71.      Trần Minh Nhật, cựu tù nhân lương tâm - Lâm Đồng
72.      Nguyễn Thị Khiêm Nhu, viết văn - Sài Gòn
73.      Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
74.      Hồ Văn Oanh, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
75.      Tô Oanh, nhà giáo - Bắc Giang
76.      Hứa Phi, Chánh trị sự Cao Đài - Lâm Đồng
77.      Phan Văn Phong - Hà Nội
78.      Trần Hoàng Phúc, sinh viên Luật - Sài Gòn
79.      Nguyễn Bạch Phụng, Chánh trị sự Cao Đài - Vĩnh Long
80.      Trịnh Bá Phương, hoạt động xã hội -  Hà Nội
81.      Lê Quốc Quân, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm  - Hà Nội
82.      Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
83.      Bạch Hồng Quyền, Truyền Thông, hoạt động xã hội - Hà Nội
84.      Ngô Duy Quyền, Hoạt động xã hội - Bắc Giang
85.      Lê Văn Sóc, Phật Giáo Hòa Hảo - Vĩnh Long
86.      Lai Tiến Sơn - Hà Nội
87.      Chu Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
88.      Nguyễn Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Hải Phòng
89.      Paulus Lê Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Thanh Hóa
90.      Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nam
91.      Hòa Thượng Thích Không Tánh - Sài Gòn
92.      Dương thị Tân, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
93.      Nguyên Công Thanh, chuyên viên cơ khí - Sài Gòn
94.      Lê Ngọc Thanh, Linh Mục - Sài Gòn
95.      Nguyễn Văn Thành  - Hải Phòng
96.      Trần Đức Thạch, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An
97.      Nguyễn Trọng Thao - Hải Dương
98.      Nguyễn Thị Thâu - Hải Phòng
99.      Đinh Hữu Thoại, Linh Mục - Sài Gòn
100.   Huỳnh Công Thuận, Cựu quân nhân QLVNCH - Sài Gòn
101.   Trần Ngọc Thuận - Hà Nội
102.   Bùi Thị Thu - Hải Phòng
103.   Nguyễn Thị Minh Thư - sinh viên, Sài Gòn
104.   Nguyễn Thị Thúy  - Hải Phòng
105.   Nguyễn Trọng Thủy - Hà Nội
106.   Nguyễn Tường Thụy, nhà báo - Hà Nội
107.   Nguyễn Trung Tôn,  Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm  - Thanh Hóa
108.   Phạm Toàn, nhà giáo dục học - Hà Nội
109.   Nguyễn Huyền Trang, phóng viên - Sài Gòn
110.   Nguyễn Văn Tráng, sinh viên - Thanh Hóa
111.   Nguyễn Trung Trực, cựu tù nhân lương tâm - Quảng Bình
112.   Thân Văn Trường, Mục Sư - Sài Gòn
113.   Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn
114.   Từ Anh Tú, hoạt động xã hội - Hà Nội
115.   Nguyễn Ngọc Tuấn - Hải Dương
116.   Chu Văn Tuấn, hoạt động xã hội - Nghệ An
117.   Lê Thanh Tùng, truyền thông - Sài Gòn
118.   Nguyễn Thị Tươi  - Hải Dương
119.   Đinh Quang Tuyến, hướng dẫn viên du lịch -  Sài Gòn
120.   Đỗ Văn Tuyển, cựu tù nhân lương tâm  - Hải Dương
121.   Lê Thị Vân  - Hải Phòng
122.   Hà Thị Vân, hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo  - Hà Nội
123.   Nguyễn Văn Viên, hoạt động xã hội - Nam Định
124.   JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo – Hà Nội
125.   Đinh Nhật Uy, Kỹ Sư Tin Học – Long An
126.   Nguyễn Phương Uyên, sinh viên, cựu tù nhân lương tâm – Bình Thuận

127.   Phan Thị Hải Yến, Kế Toán  - Sài Gòn

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

CÓ PHẢI CÔN ĐỒ, XÃ HỘI ĐEN ĐANG ĐỘI LỐT CHÍNH QUYỀN ?

CÓ PHẢI CÔN ĐỒ, XÃ HỘI ĐEN ĐANG ĐỘI LỐT CHÍNH QUYỀN ?


   Tôi là : Trương Minh Hưởng – sinh năm 1950 hiện đang sinh sống tai tổ dân phố số 2 thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Năm 2007, gia định tôi bị nhà cầm quyên CS cướp mất 2.000m2 đất sản xuất nông nghiệp để làm khu tái định cư du lịch Tam Chúc. Tôi đã đi kiện để đòi quyền lợi của mình theo đúng quy định của Chính phủ, qua 4 cấp chính quyền từ địa phương cho đến trung ương, đã 500 con dấu hành chính của 4 cấp chính quyền, song cũng chỉ là những văn bản đùn đẩy chứ không một cấp nào giải quyết. Chình vì những lẽ vậy, từ năm 2014 cho tới tháng 9 năm 2015 tôi thường xuyên bị nhà cần quyền CS cho côn đồ và an ninh giả danh côn đồ khống chế, bao vây, đe dọa, khủng bố tôi và gia đình tôi, chặn đường đánh đập tôi đến trọng thương khi tôi trên đường ăn cưới ở quê về nhà.


    Ngày 22/9/2015 đến chiếu này 24/9/2015, côn đồ và giả danh côn đồ tỉnh Hà Nam đã bao vây tư gia của tôi. Chúng tổ chức tới hàng chục tên, dùng xe máy không biển số suốt ngày đêm đến cổng của gia đình tôi rú ga chửi bới om xòm, sau đó ném đầy gạch đá vào gia đình tôi. Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 23/9/2015, bọn chúng đang tấn công tư gia của tôi thì đài truyền thông của Thị trấn Ba Sao phát đi bản tin khai mạc đại hội đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ 12, lúc này bọn chúng tạm giả tán. sau đó chúng lại tần công để chào mừng đại hội cho đến khi đại hội kết thúc.

    Ngày 26/9/2015 chúng nại tiếp tục tấn công và bao vây gia đình tôi cho tới chiều ngày 28/9/2015. Lần này chúng rất hung hãn và nổi máu côn đồ một cách thô bạo, mất hết tính người. vụ việc diễn ra bắt đấu từ 12 giờ trưa ngày 26/9/2015. Chúng có 3 đến 4 tên, tầm tuổi từ 25 đến 35 thanh niên bịt mặt rú ga gọi tên tôi và chửi bới, nói tôi nợ tiền không trả để lấy lý do ném gạch, đá vào gia đình tôi, làm vỡ 2 cửa kính ở tầng dưới, 2 cửa kính ở tầng trên nhà và làm hỏng mất 1 chiếc camera mi li. Buộc chiều ngày 27/9 tôi phải mua gần 1trịêu VN đồng tiền lưới trăng lên để bảo vệ tính mạng và tài sản hợp pháp của gia đình mình. Cả đêm 27 đến sáng ngày 28/9 chúng đã ném hàng trăm viên gạch, đá vào khắp gia đình tôi. Khoảng 7 giờ bọn chúng biết tôi đang ăn sáng ở quán gần nhà, chúng đã mang mắm tôm, chứng thối ném đầy vào nhà tôi, tôi phải thuê máy phun nước về rửa, rửa song tôi đang nghỉ trưa chúng lại khéo đến 6 tên rồi hô hoán, hò hét, ném hàng vài chục quả chứng thối vào nhà tôi.
Những vụ việc này khi đang diễn ra tôi đã nhiều lần điện thoại báo cho CA 113 tỉnh Hà Nam, CA huyện Kim Bảng nhưng họ hỏi loanh quanh ( giống như cái cớ của bọn giả danh côn đồ đến la hét để khủng bố gia đình tôi) rồi sẽ đến giải quyết. Song họ làm ngơ, không có bất cứ một động thái nào ngăn chặn hành vi của bọn côn đồ và giả danh côn đồ khủng gia đình tôi trong thời gian dài. Sau đó tôi và vợ tôi là bà Trương Thi Định có làm 4 đơn trình báo cơ quan Công an từ Thị Trấn Ba Sao, đến CA huyện Kim Bảng và CA tỉnh Hà Nam họ đều phớt lờ, khi đến hỏi họ chỉ trả lời cho qua chuyện mà thôi.


   Tôi viết lên sự thật này để các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế, cư dân mạng quan tâm đến sự an nguy của gia đình tôi. Bản thân tôi không thù oán, không nợ nần gì ai chỉ đi đòi công lý vì đất của gia đình bị chính quyền cướp, khi đi đòi công lý bị bọn côn đồ và giả danh côn đồ đến khủng bố thì chính quyền làm ngơ. Vậy thử hỏi hiện nay xã hội Việt Nam có chính quyền không ??? Chính quyền, côn đồ, xã hội đen có phải hiện nay đang là một không ???


                                                                                          Hà Nam, ngày 8 tháng 10 năm 2015
                                                                                                    Trương Minh Hưởng
                                                                                                       ĐT : 0914719906
- Thông tin từ facebook bác Trương Minh Hưởng -

Thích · Bình luận · Chia sẻ · 8 Tháng 10