Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

ĐỒNG TÂM LẠI BẤT AN: Cụ LÊ ĐÌNH KÌNH BỊ CỤC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ- BỘ QUỐC PHÒNG TRIỆU TẬP !

Nguyễn Đăng Quang


   Người dân Đồng Tâm vừa thông tin cho biết: Tiếp theo sau việc CAHN triệu tập 70 người dân xã Đồng Tâm khiến cho tình hình nơi đây rất bất an, làm cho cuộc sống, sinh hoạt và lao động của người dân bị đảo lộn, nay đến Cục Điều tra Hình sự-Bộ Quốc phòng lại "vào cuộc", không cho người dân yên ổn làm ăn và lao động sản xuất! Cục ĐTHS mấy ngày nay gửi "GIẤY TRIỆU TẬP" cho một số người dân Đồng Tâm, yêu cầu họ phải có mặt tại Trụ sở Cơ quan Điều tra - Bộ Quốc phòng (Địa chỉ ngõ 296 phố Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để phục vụ công tác điều tra vụ án! Trong những người bị triệu tập lần này có cả cụ Lê Đình Kình, người mà sáng hôm 15/4/2017 đã bị 4 quân nhân mang quân hàm sỹ quan, trong đó có Trung tá Mạc Văn Tin là Điều tra viên của Cục ĐTHS-Bộ Quốc phòng lừa ra cánh Đồng Sênh bắt và đánh cụ đến dập nát xương đùi, rạn nứt xương hông, rồi quẳng cụ lên ôtô "như quảng một con vật"! Vứt cụ lên được xe, họ còn nhảy lên, nhét dẻ vào mồm và khóa trái tay cụ bằng còng số 8, rồi cho xe chạy 50km về nơi giam giữ, để mặc cụ hơn 3 ngày không được cấp cứu, dẫn đến thương tật suốt đời cho cụ!

   Đến nay, vết thương trên thân thể cụ Kình chưa hồi phục, cụ vẫn không thể tự ngồi dậy, suốt ngày phải nằm trên giường, khi ngồi dậy phải có người đỡ, di chuyển trong nhà phải dùng đến xe lăn. Hy vọng rồi sẽ có ngày sức khỏe cụ sẽ được hồi phục, mặc dù ngày đó có thể còn lâu! Song vết thương trong lòng mới là nỗi đau khó có thể nguôi ngoai ! Sau ngày bị hành hung dã man, phải mang thương tật suốt đời, sức khỏe cụ bị giảm sút đã đành, song điều đặc biệt đáng ngại là trí nhớ và niềm tin của cụ bị suy giảm khá nhiều! Nay Cục Điều tra Hình sự-BQP không buông tha cụ, lại đang tâm "triệu tập" cụ, khiến cụ không chỉ cảm thấy buồn tức mà còn thấy uất hận dâng trào !


   Vậy xin được hỏi Cục Điều tra Hình sự_BQP, tình thương và lòng nhân ái của các ông đối với người dân có còn hay không mà các ông lại nỡ triệu tập, bắt một cụ già là nạn nhân của chính mình phải đến trình diện, phục vụ cho công tác điều tra một vụ án đã được khép lại ? Thay vì việc làm vô nhân đạo này, thiết nghĩ các ông nên đến tận nhà thăm hỏi và tạ tội với gia đình và cá nhân cụ Lê Đình Kình, một đảng viên lão thành có tuổi đảng còn cao hơn tuổi đời nhiều lãnh đạo của quý Cục ! Vâng, các ông hãy đến tạ tội với cụ Kình đi, rồi sau đó phải tiến hành điều tra, khởi tố và bắt giam ngay các sỹ quan mà cụ Kình tố cáo là những kẻ đã coi thường pháp luật, đánh đập dã man dẫn đến thương tật suốt đời cho cụ Lê Đình Kình, một đảng viên kiên cường chống tham nhũng và lợi ích nhóm, bất kể trong hay ngoài quân đội ! Nhân chứng, vật chứng đã rõ ràng, tội ác đã phơi bày ! Hãy đến thăm và tạ tội với cụ Kình ngay đi! Đó mới là việc làm phải đạo. Hãy chọn việc làm hợp đạo lý, hợp pháp luật, đúng đạo đức và hợp với tình nghĩa quân-dân mà làm, xin đừng coi nhân dân là cỏ rác!

   Còn nếu thực sự Cục Điều tra Hình sự - BQP muốn tìm hiểu, điều tra, thu thập tin tức phục vụ vụ án mà các ông đang thụ lý, thì cứ xin nói thật với dân và về tận địa phương (thôn Hoành, xã Đồng Tâm), gặp trực tiếp tất cả những người dân nơi đây mà các ông thấy cần thiết và có liên quan, trước sự chứng kiến của chính quyền xã và gia đình những người này, nếu cần có thể mời các luật sư của họ, để sao công việc điều tra, thu thập tin tức, phục vụ cho công tác đánh án mà các ông đang tiến hành được thuận lợi ! Người dân Đồng Tâm đã cam kết với CAHN như vậy ! Tôi tin cách làm này sẽ có hiệu quả tốt và thiết thực hơn, vì một khi người dân không còn nỗi sợ, chắc chắn họ sẽ hợp tác, sẵn sàng cung cấp thông tin và bằng chứng mà họ biết cho các CQĐT !


   Còn việc Cục ĐTHS-BQP triệu tập cụ Lê Đình Kình là người công khai lên tiếng tố cáo các sỹ quan của Cục ĐTHS đã lừa bắt, đánh đập dã man đương sự hôm 15/4/2017, việc triệu tập này có đúng quy định của pháp luật hay không, ta chưa xét đến, nhưng tôi cho rằng việc triệu tập này của quý Cục là thiếu khôn ngoan, thiếu sức thuyết phục, lại vừa thiếu tình người, chưa nói việc này là rất là hạ sách ! Cụ Kình đã công khai tố cáo 4 sỹ quan LLVT, trong đó có 3 người là của quý Cục. Cụ tố cáo số sỹ quan này đã thực hiện hành vi tội ác, không chỉ gây thương tích nặng nề cho cụ, mà số sỹ quan này còn có ý đồ thủ tiêu cụ để diệt khẩu, bịt đầu mối ! Quý cục đã thừa biết cụ Kình tố cáo 3 sỹ quan thuộc biên chế của BQP với đầy đủ họ tên, cấp bậc, chức vụ và thời gian, ngày tháng phạm tôi, mà nay quý Cục lại phát lệnh triệu tập cụ, là cớ làm sao ? Các vị nên dừng ngay việc làm thiếu khôn ngoan và vô chính trị này đi, các vị chớ nên dại dột hủy hoại lòng tin của người dân đối với chính quyền nói chung và quân đội nói riêng vốn hiện chỉ còn rất ít và thực tế đã cạn kiệt đến đáy! Đừng thù dai và hãnh tiến vô lối !

Nguồn FB : 
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=116550415737914&set=pcb.116782219048067&type=3&theater

ĐỒNG TÂM LẠI BẤT AN: Cụ LÊ ĐÌNH KÌNH BỊ CỤC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ- BỘ QUỐC PHÒNG TRIỆU TẬP !

Nguyễn Đăng Quang


   Người dân Đồng Tâm vừa thông tin cho biết: Tiếp theo sau việc CAHN triệu tập 70 người dân xã Đồng Tâm khiến cho tình hình nơi đây rất bất an, làm cho cuộc sống, sinh hoạt và lao động của người dân bị đảo lộn, nay đến Cục Điều tra Hình sự-Bộ Quốc phòng lại "vào cuộc", không cho người dân yên ổn làm ăn và lao động sản xuất! Cục ĐTHS mấy ngày nay gửi "GIẤY TRIỆU TẬP" cho một số người dân Đồng Tâm, yêu cầu họ phải có mặt tại Trụ sở Cơ quan Điều tra - Bộ Quốc phòng (Địa chỉ ngõ 296 phố Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để phục vụ công tác điều tra vụ án! Trong những người bị triệu tập lần này có cả cụ Lê Đình Kình, người mà sáng hôm 15/4/2017 đã bị 4 quân nhân mang quân hàm sỹ quan, trong đó có Trung tá Mạc Văn Tin là Điều tra viên của Cục ĐTHS-Bộ Quốc phòng lừa ra cánh Đồng Sênh bắt và đánh cụ đến dập nát xương đùi, rạn nứt xương hông, rồi quẳng cụ lên ôtô "như quảng một con vật"! Vứt cụ lên được xe, họ còn nhảy lên, nhét dẻ vào mồm và khóa trái tay cụ bằng còng số 8, rồi cho xe chạy 50km về nơi giam giữ, để mặc cụ hơn 3 ngày không được cấp cứu, dẫn đến thương tật suốt đời cho cụ!

   Đến nay, vết thương trên thân thể cụ Kình chưa hồi phục, cụ vẫn không thể tự ngồi dậy, suốt ngày phải nằm trên giường, khi ngồi dậy phải có người đỡ, di chuyển trong nhà phải dùng đến xe lăn. Hy vọng rồi sẽ có ngày sức khỏe cụ sẽ được hồi phục, mặc dù ngày đó có thể còn lâu! Song vết thương trong lòng mới là nỗi đau khó có thể nguôi ngoai ! Sau ngày bị hành hung dã man, phải mang thương tật suốt đời, sức khỏe cụ bị giảm sút đã đành, song điều đặc biệt đáng ngại là trí nhớ và niềm tin của cụ bị suy giảm khá nhiều! Nay Cục Điều tra Hình sự-BQP không buông tha cụ, lại đang tâm "triệu tập" cụ, khiến cụ không chỉ cảm thấy buồn tức mà còn thấy uất hận dâng trào !


   Vậy xin được hỏi Cục Điều tra Hình sự_BQP, tình thương và lòng nhân ái của các ông đối với người dân có còn hay không mà các ông lại nỡ triệu tập, bắt một cụ già là nạn nhân của chính mình phải đến trình diện, phục vụ cho công tác điều tra một vụ án đã được khép lại ? Thay vì việc làm vô nhân đạo này, thiết nghĩ các ông nên đến tận nhà thăm hỏi và tạ tội với gia đình và cá nhân cụ Lê Đình Kình, một đảng viên lão thành có tuổi đảng còn cao hơn tuổi đời nhiều lãnh đạo của quý Cục ! Vâng, các ông hãy đến tạ tội với cụ Kình đi, rồi sau đó phải tiến hành điều tra, khởi tố và bắt giam ngay các sỹ quan mà cụ Kình tố cáo là những kẻ đã coi thường pháp luật, đánh đập dã man dẫn đến thương tật suốt đời cho cụ Lê Đình Kình, một đảng viên kiên cường chống tham nhũng và lợi ích nhóm, bất kể trong hay ngoài quân đội ! Nhân chứng, vật chứng đã rõ ràng, tội ác đã phơi bày ! Hãy đến thăm và tạ tội với cụ Kình ngay đi! Đó mới là việc làm phải đạo. Hãy chọn việc làm hợp đạo lý, hợp pháp luật, đúng đạo đức và hợp với tình nghĩa quân-dân mà làm, xin đừng coi nhân dân là cỏ rác!

   Còn nếu thực sự Cục Điều tra Hình sự - BQP muốn tìm hiểu, điều tra, thu thập tin tức phục vụ vụ án mà các ông đang thụ lý, thì cứ xin nói thật với dân và về tận địa phương (thôn Hoành, xã Đồng Tâm), gặp trực tiếp tất cả những người dân nơi đây mà các ông thấy cần thiết và có liên quan, trước sự chứng kiến của chính quyền xã và gia đình những người này, nếu cần có thể mời các luật sư của họ, để sao công việc điều tra, thu thập tin tức, phục vụ cho công tác đánh án mà các ông đang tiến hành được thuận lợi ! Người dân Đồng Tâm đã cam kết với CAHN như vậy ! Tôi tin cách làm này sẽ có hiệu quả tốt và thiết thực hơn, vì một khi người dân không còn nỗi sợ, chắc chắn họ sẽ hợp tác, sẵn sàng cung cấp thông tin và bằng chứng mà họ biết cho các CQĐT !


   Còn việc Cục ĐTHS-BQP triệu tập cụ Lê Đình Kình là người công khai lên tiếng tố cáo các sỹ quan của Cục ĐTHS đã lừa bắt, đánh đập dã man đương sự hôm 15/4/2017, việc triệu tập này có đúng quy định của pháp luật hay không, ta chưa xét đến, nhưng tôi cho rằng việc triệu tập này của quý Cục là thiếu khôn ngoan, thiếu sức thuyết phục, lại vừa thiếu tình người, chưa nói việc này là rất là hạ sách ! Cụ Kình đã công khai tố cáo 4 sỹ quan LLVT, trong đó có 3 người là của quý Cục. Cụ tố cáo số sỹ quan này đã thực hiện hành vi tội ác, không chỉ gây thương tích nặng nề cho cụ, mà số sỹ quan này còn có ý đồ thủ tiêu cụ để diệt khẩu, bịt đầu mối ! Quý cục đã thừa biết cụ Kình tố cáo 3 sỹ quan thuộc biên chế của BQP với đầy đủ họ tên, cấp bậc, chức vụ và thời gian, ngày tháng phạm tôi, mà nay quý Cục lại phát lệnh triệu tập cụ, là cớ làm sao ? Các vị nên dừng ngay việc làm thiếu khôn ngoan và vô chính trị này đi, các vị chớ nên dại dột hủy hoại lòng tin của người dân đối với chính quyền nói chung và quân đội nói riêng vốn hiện chỉ còn rất ít và thực tế đã cạn kiệt đến đáy! Đừng thù dai và hãnh tiến vô lối !

Nguồn FB : 
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=116550415737914&set=pcb.116782219048067&type=3&theater

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

TIN ĐỒNG TÂM: NGƯỜI DÂN YÊU CẦU CHÍNH QUYỀN ĐỂ YÊN CHO HỌ TẬP TRUNG ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG và LAO ĐỘNG SẢN XUẤT !


Nguyễn Đăng Quang.

   Cụ Lê Đình Kình vừa thông tin cho tôi biết: Trong 3 tuần lễ đầu tháng 8/2017, Công an Hà Nội đã liên tục phát “GIẤY TRIỆU TẬP” (thực chất là lệnh triệu tập) đến khoảng 70 công dân xã Đồng Tâm, yêu cầu những người này phải đến trình diện tại số 7 phố Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội) là trụ sở của Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố để làm việc về “Hành vi tụ tập đông người”, “Gây rối trật tự công cộng”, hoặc liên quan đến vụ án “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” xảy ra tại địa phương dẫn đến biến cố Đồng Tâm hôm 15/4/2017 vừa qua.

   Việc CAHN triệu tập hàng loạt công dân đã làm cho cuộc sống của người dân xã Đồng Tâm rơi vào hoang mang, rối loạn và vô cùng bất an! Cách đây hơn 1 tuần lễ, hôm chủ nhật 13/8/2017, gần bốn trăm hộ dân thôn Hoành đã cùng nhau họp mặt để biểu lộ ý chí kiên trì đấu tranh chống tham nhũng, kiên quyết giữ đất, bảo vệ cuộc sống và biểu thị tinh thần đoàn kết, đồng tình ủng hộ những người bị CAHN “triệu tập làm việc”. Cuộc họp cho rằng Biến cố Đồng Tâm đã và đang đang được “khép lại” đối với cả 2 bên (người dân và chính quyền), nay không hiểu sao CAHN lại "khơi" lại vụ việc này không rõ với mục đích gì? Lúc này hơn lúc nào hết, cần phải làm cho cuộc sống của người dân Đồng Tâm thật sự trở lại ổn định, giữ cho tình hình lao động sản xuất của bà con địa phương được bình yên như cũ! Điều đặc biệt, trong cuộc họp này là, người dân yêu cầu những người đại diện cho họ (các Trưởng và Phó thôn) phải lên tiếng đòi hỏi các cấp chính quyền và CATP không được tùy tiện triệu tập người dân, bắt họ phải bỏ công ăn việc làm, vượt 50km đường dài đến trụ sở Phòng Cảnh sát Điều tra CAHN để làm việc về những vụ việc đã xảy ra từ khá lâu và đã được Chủ tịch TP. Hà Nội cam kết khép lại từ cách đây 4 tháng! Đặc biệt việc triệu tập này càng làm cho lòng tin của người dân đối với chính quyền vốn đã bị sứt mẻ nghiêm trọng từ sau biến cố Đồng Tâm nay lại càng trầm trọng thêm! Do đó, người dân Đồng Tâm công khai kiến nghị: Nếu thấy thật cần thiết, CAHN nên cử trinh sát và các điều tra viên của mình về xã Đồng Tâm để gặp gỡ, làm việc trực tiếp với những công dân mà CAHN đã gửi “Giấy Triệu tập” để điều tra, thu thập tin tức phục vụ cho "chuyên án" của CAHN trước sự chứng kiến của chính quyền xã, người nhà hoặc các luật sư của những người mà CQĐT “muốn triệu tập” này! Người dân Đồng Tâm nói sẽ cố gắng hợp tác với Cơ quan Điều tra, tạo điêu kiện cho các điều tra viên và cán bộ trinh sát của CAHN hoàn thành nhiệm vụ!

   Thiết nghĩ, ý kiến trên của cụ Lê Đình Kình và của người dân Đồng Tâm là rất thiện chí, có lý có tình, làm cho người dân nơi đây và gia đình của họ thoát khỏi “nỗi lo sợ mỗi khi vào đồn công an”, bảo đảm cho họ yên tâm tập trung vào việc ổn định cuộc sống và lao động sản xuất. Mặt khác, Cơ quan Điều tra của CAHN vẫn có thể tiến hành công tác điều tra, thu thập tin tức, phục vụ công tác nghiệp vụ, đặc biệt là khi người dân ở đây nói sẽ cố gắng hợp tác, giúp đỡ CQĐT hoàn thành nhiệm vụ! Mong muốn và nguyện vọng nói trên của người dân xã Đồng Tâm đã được cụ Lê Đình Kình, ông Bùi Viết Hiểu thay mặt họ viết thành ĐƠN KIẾN NGHỊ đề ngày 18/8/2017 gửi đến ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. (Mời các bạn đọc Đơn Kiến nghị của cụ Kình đính kèm)


   Thiết nghĩ Lãnh đạo Tp. Hà Nội và Ban Giám đốc Công an Thành phố cần xem xét và chấp thuận Kiến nghị có tình, có lý nói trên của người dân. Đây là sự thành tâm và thiện chí của người dân Đồng Tâm! Trong khi chờ đợi quyết định cuối cùng, mong các vị hồi âm cho cụ Lê Đình Kình là đã nhận được Đơn Kiến nghị này để cụ Kình và người dân Đồng Tâm khỏi vô vọng trong chờ đợi !


Nguôn FB : 
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=114533125939643&id=100021488687754

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Trung cộng toan tính điều gì, ở mảnh đất Đồng Tâm?


“Lòng căm thù của quần chúng sẽ bùng phát. Nó chất cao bao nhiêu – thời gian tồn tại của thể chế này, ngắn đi bấy nhiêu. Và, khi nó đổ, lãnh đạo CS, cùng thân thuộc của chúng: Đừng có mong, sẽ tìm được ống cống nào, để chui xuống đó và sẽ sống sót, để bò được lên”.

___

Nguyễn Tiến Dân

18-7-2017

1- Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng, Chính quyền Hà Nội cũng đã phải tổ chức họp và công bố bản: “Dự thảo kết luận về thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm”. Một bản dự thảo, có thể nói, đầy rẫy sự giả dối và cố nhìn thực tế, qua lăng kính của những kẻ vô pháp – vô luân, chuyên ỷ thế – hiếp người. Biết chắc, làm như thế, là đi ngược với lòng dân – cộng thêm, tính hèn nhát cố hữu: Hứa Đức Chung, không dám về lại thôn Hoành. Để, công bố bản dự thảo này, như đã hứa. Ông bố trí cuộc họp, tại một địa điểm, cách thôn Hoành có nhõn hai chục cây lô mếch.

Trên cái đoạn đường “ngắn ngủi” đó, an ninh CS được giăng đầy. Mục đích, chống sự tiếp cận của người dân. Còn tại hội nghị, đám cò mồi ken vai nhau, ngồi kín chỗ. “Cả vú lấp miệng em”, là một thủ đoạn đã cũ mèm. Nhưng, nó vẫn được coi là “kim chỉ nam”, để dùng xuyên suốt cuộc họp. Hệ quả tất yếu, cả bà con lẫn giới Luật sư, đều không có nhiều cơ hội, để cất lên tiếng nói của mình.

Vẫn biết, Hứa Đức Chung, bệnh tật đầy người. Đã thế, lại đắc tội với cả người dân, lẫn Đảng CS. Kẹt ở thế “sống giữa 2 làn đạn”, cho nên, ông ta hằn học và cáu bẳn. Ông cay cú, muốn ăn thua đủ với những người dân lương thiện và muốn xóa đi nỗi nhục: “Trước khí thế trời long – đất lở của quần chúng, phải bẽ mặt lăn tay điểm chỉ”, hôm nào. Ông cũng không quên mối thâm thù với cánh Luật sư – những người, vì lương tâm và vì lẽ phải, đã đứng ra bênh vực dân lành. Ông không tiếc lời mạt sát họ và lấy cái mũ “lí sự cùn” – sản phẩm đặc trưng của tất cả những lãnh đạo CS ra, rồi chụp lên đầu họ.

Mất đi chính nghĩa, lại quên câu “thêm bạn – bớt thù”. Chẳng biết, ông sẽ lấy gì, để giành chiến thắng?

2- Vở hài kịch của Hứa Đức Chung, rồi cũng phải đến lúc hạ màn. Ngay lập tức, cụ Kình và gia đình, mời đại tá Nguyễn Đăng Quang về thăm thôn Hoành. Tháp tùng đại tá, có nhà văn Nguyễn Nguyên Bình – nhà báo Nguyễn Đình Ấm – doanh nhân CCB Phan Trọng Khang và trước giờ xuất phát, mình ngẫu nhiên được chọn, để trở thành cascadeur cho chú Tễu (Tiến sĩ Hán Nôm, Nguyễn Xuân Diện).

3- Chạm chân về đến Đồng Tâm, gặp bất cứ một ai, họ cũng nhìn đoàn mình bằng ánh mắt dò xét và e dè. Không e dè, sao được, bởi trong và sau cuộc khủng hoảng, họ đã chứng kiến sự lừa lọc của ối hạng người. Từ lãnh đạo Đảng và Chính quyền – phóng viên “lề phải”– nhân viên công lực, cho đến loại “chim lợn” thấp hèn. Do đó, họ mất dần niềm tin ở đồng loại.

Sự e dè tất yếu ấy, rồi cũng nhanh chóng trôi qua. Bà con kéo đến, ngày một đông. Họ nắm tay và dần coi chúng tôi, như những người thân thiết nhất. Quanh giường bệnh của cụ Kình, câu chuyện mỗi lúc một thêm sôi nổi – đậm đà. Bà con trút bầu tâm sự và cung cấp cho đoàn những thông tin đắt giá nhất về cuộc khủng hoảng vừa qua. Trong đó, đầy những thông tin, lần đầu tiên được cung cấp cho người ngoài làng. Nhân chứng – vật chứng, quá đầy đủ. Nếu được công bố, chắc chắn, nó sẽ tạo ra một cơn địa chấn với dư luận trong và ngoài nước. So với nó, chuyện rào làng kháng chiến và “bắt tù binh” ở cái hiệp một, là muỗi. Tuy vậy, bà con rất cao thượng và họ vẫn muốn giữ thể diện cho nhà cầm quyền. Họ mong, những kẻ kia, sẽ nghĩ lại về những kết luận sai trái của mình. Họ muốn, “dĩ hòa – vi quý”. Nhưng phải đảm bảo, có lí – có tình.

Suốt cuộc chuyện trò, từ già đến trẻ, ai cũng toát lên vẻ điềm đạm – ung dung và tự tin. Họ tin ở Chính nghĩa và tin vào sự toàn thắng của mình. Trong cái chuyện này, họ hơn Hứa Đức Chung, một cái đầu.

4- Trong và kể cả sau khủng hoảng, nhiều độc giả, đã tìm gặp và hối thúc mình viết về Đồng Tâm. Nói thật, mình cũng rất muốn làm như thế. Ngặt nỗi, “nhân hứng cũng vừa toan cất bút/ Nghĩ ra lại thẹn với”… các bài viết nảy lửa của những bậc đàn anh đi trước, nên thôi.

Nhưng lần này, đã về được đến Đồng Tâm, mình không thể phụ lòng bà con và không thể không cầm bút. Vẫn như mọi khi, mình luôn nhất quán: 无舍本而治末. Vô xả bản nhi trị mạt. Mình sẽ: “Không bỏ gốc, để trị ngọn”. Trong bài đầu tiên viết về cái đề tài này, mình muốn vén tấm màn bí ẩn, để độc giả thấy: Viettel và ngay cả Chính quyền Hà Nội, cũng chỉ là những con rối trong tay của kẻ khác. Những kẻ, xui nguyên – dục bị. Chúng chỉ muốn khuấy đục tất cả lên, để ở giữa hưởng lợi. Do đó, mình muốn độc giả tiếp cận Đồng Tâm, theo một hướng, hoàn toàn khác.

a- Từ xưa đến nay, giới cầm quyền phương Bắc, chưa bao giờ nguôi ngoai cái ý nghĩ thôn tính Việt nam. Muốn thế, chúng nghĩ ra trăm mưu hèn – ngàn kế bẩn, để làm suy yếu Việt nam. Một trong những mưu kế ấy, là triệt long mạch – ngăn nước Nam phát Đế.

Để thực thi kế sách này, nhiều thày Địa lý người Tàu giỏi nhất, đã được tung ra. Từ làng quê, cho tới thành thị, đâu đâu cũng ghi nhận sự hiện diện của chúng. Chúng săm xoi mỗi gò đất – từng dãy núi, để tìm ra những huyệt và long mạch quí. Nhất là, ở những nơi có thể phát đại nghiệp Đế vương. Nếu thuận lợi, chúng tìm cách táng mả bố nhà chúng vào. Không thuận lợi, chúng sẽ yểm bùa – triệt long mạch đó. Nước Nam, khi không có Đế – không có người tài ba dẫn dắt, sao có thể vươn lên hùng cường. Từ đó, không thể cạnh tranh được với chúng và mãi mãi, chỉ ở vai vế của lũ chư hầu. Xưa, là thế và nay, cũng vẫn là như thế.

b- Truyền thuyết kể rằng: Ngay từ khi còn bé, Đinh Bộ Lĩnh đã nổi tiếng khắp vùng Hoa Lư, về tài bơi lặn. Ngài có thể ở dưới nước, hàng giờ. Một hôm, có thày địa lý người Tàu đi ngang qua vùng ấy. Đột nhiên, y nhìn thấy dưới vực nước đang cuồn cuộn xoáy, có một ánh hào quang đỏ chiếu thẳng lên Trời. Biết gặp huyệt quí, y thuê người lặn xuống khảo sát. Không ai có thể lặn được xuống đến đáy vực, trừ Đinh Bộ Lĩnh. Tại đó, Ngài nhìn thấy một con ngựa đá đang trừng mắt – há miệng nhìn mình. Hoảng sợ, Ngài trồi lên và nói cho thày Tàu biết. Tay này, liền sai Bộ Lĩnh đem một nắm cỏ xuống và đặt vào mồm ngựa đá. Lạ thay, ngựa há miệng ra, nuốt chửng.

Nghe Bộ Lĩnh kể lại chuyện, thày địa lý không giấu được nỗi vui mừng. Y buột miệng, thốt lên: “Đúng long mạch rồi! Ai táng cốt ông cha vào đấy, sẽ được phát Đế vương”. Đứng ngay cạnh, nhưng Bộ Lĩnh, vờ như không nghe tiếng. Ngài nhận gói xương bọc trong cỏ, từ tay thày Tàu, cùng lời dặn, phải mang xuống cho ngựa đá ăn. Lặn xuống đến đáy vực, Ngài táng ngay cái gói xương chết tiệt đó, vào một kẽ đá bất kì và khi nổi lên, không nói sự thật đó, cho thày Tàu biết. Xong việc, tay kia rối rít cảm tạ Ngài. Rồi, yên tâm về nước. Chờ đến Tết… Công gô, không thấy có tiến triển gì, y đã lờ mờ đoán ra chuyện. Quay lại nước Nam, thấy Đinh Tiên Hoàng đã dựng xong cơ nghiệp.

Biết họ Đinh được đất ấy rồi, bèn lập mưu, để phản lại. Y vào cung, xin được yết kiến Đinh Tiên hoàng và rót mật vào tai chàng: “Bệ hạ, ngài đã được ngôi đại Địa. Phúc lớn ấy, là do Trời ban. Tuy nhiên, trần sao – âm vậy. Anh hùng, dẫu có ngựa quý, nhưng thiếu đi thanh gương báu, sao có thể làm nên được trò trống gì. Thần xin dâng Bệ hạ, một thanh bảo kiếm. Treo được vào cổ ngựa, sẽ thành cặp đôi hoàn hảo. Anh hùng, dựa vào đó, để tung hoành khắp thiên hạ – dựa vào đó, để kiến công lập nghiệp. Vinh hiển, đời đời”.

Tin là thật, Đinh Tiên Hoàng đích thân lặn xuống nước, để làm cái việc ấy. Ai ngờ, dòng nước chảy xiết đã biến thanh gươm thành một lưỡi cưa. Chẳng bao lâu, ngựa đá đứt cổ. Đầu ngựa, lìa – nhà Đinh, sập.

Thế mới biết: “Hữu tình, tính những mưu cao/ Vô tình, thì bảo thế nào cũng vâng”.

Người xưa vô tình, nên mất nghiệp. Người nay cũng vô tình, nên nghiệp sắp mất đến đít rồi, mà cũng không hay biết gì. Khá thương thay, cho cái lũ lãnh đạo Cộng sản: rặt một phường vô lại – tham ăn và có cái đầu đất.

c- Cơ duyên đến, cho nên, mình được đặt chân về đến cánh đồng Sênh. Đứng ở đó, để nghe kể về những truyền thuyết của Rồng và khảo sát vùng đất thiêng này. Đột nhiên, rùng mình và nghĩ thầm: “Chẳng có lẽ, Long mạch nơi đây, gắn chặt với nguyên khí của nhà Sản và nhà Sản, đã đến hồi tận?”.



Bà con hướng dẫn Đại tá Nguyễn Đăng Quang – nhà văn Nguyễn Nguyên Bình và nhà giáo Nguyễn Tiến Dân, khảo sát cánh đồng Sênh. Nơi đang đứng, là tỉnh lộ 429. Ngọn núi phía sau, bà con gọi là núi đầu Rồng (Ảnh: Nguyễn Đình Ấm)

– Trước hết, xin độc giả hãy nhìn không ảnh của khu vực sân bay Miếu môn và những vùng phụ cận:




Trước mắt chúng ta, hiện ra một dãy núi đá vôi. Khởi đầu của nó, kì lạ thay, lại ở chính cánh đồng Sênh và sau đó, mạch núi uốn lượn cho đến tận chùa Hương. Dãy đá vôi ấy, có dáng của một con Rồng, khi ẩn – khi hiện trên mặt đất. Đầu của nó nhô lên, ở giáp khu vực cánh đồng Sênh và kẹp giữa 2 đường giao thông huyết mạch: một bên, là đường Hồ Chí Minh – bên kia, là tỉnh lộ 429. Bụng và đuôi của nó, cuộn khúc ở chùa Hương. Dáng nằm của nó, cho thấy sự yên bình. Thế của nó: “Rồng thiêng tầm ngọc”. Mà viên ngọc ấy, còn đang ẩn đâu đó dưới cánh đồng Sênh. Vì không có thế “quần Long tranh thực”. Cho nên, trước sau gì, thì quan với dân ở đó, cũng không thể đánh nhau được. Nếu hiệp trước, kết thúc trong hòa bình – thì hiệp sau, ắt sẽ kết thúc, mà không thể có bạo lực.

Nhân chuyện này, muốn nhắn Cả Trọng, đôi điều:

Đại phàm, trong phép trị Quốc – an Dân, điều tối quan trọng, đó là phải 人,因. Ứng thiên thuận nhân. Nhân thời chế địch. Tạm hiểu: Trên, phải thuận mệnh Trời – dưới, phải hợp lòng dân. Phải nhìn thời thế, để uyển chuyển thay đổi đối sách, cho thích hợp. Đừng, cứng nhắc. Nếu biết, phía trước là vực thẳm, đừng có cố “kiên trì” đi tới làm chi. Tốt nhất, hãy cho hồ sơ của vụ Đồng Tâm vào ngăn kéo và hãy nhanh chóng về lại đó, để tháo ngòi của quả bom nổ chậm. Trước, chân thành xin lỗi dân – sau, trả lại cho họ, những diện tích đất đai, mà Nhà nước chưa bao giờ có quyết định thu hồi.

Nhịn cái nhỏ, sẽ được cái lớn. Thua dân một keo, nhưng sẽ thu phục được lòng dân. Mà lòng dân ở đây, đâu chỉ bó hẹp trong xã Đồng Tâm.

Viettel và cả cái trường bắn nữa, hãy chuyển nó đi chỗ khác. Đừng suốt ngày nã đạn uỳnh uỳnh vào Ngài. Động long mạch, hậu quả thế nào, tầm của Trọng, làm gì mà không biết.

5- Nhược bằng, muốn gánh hậu quả, cứ việc “bẻ nạng mà chống Trời”. Trong trường hợp đó, mình vẫn muốn hãm phanh ông, bằng cách chỉ ra những động thái quan tâm quá lộ liễu của bọn Tàu.

– Trước hết, là cái chỗ đầu Rồng. Bọn Tàu đã thuê được đất và đặt ở đó, một cái trại nuôi nấm. Từ cái trại này, nhất cử – nhất động của trường bắn và của cả cái sân bay Miếu môn nữa, dân không rõ, chứ giặc nó ngồi trên cao, nhìn rõ mồn một. Chúng cần quái gì nấm. Vài tạ nấm, mà chúng thu hoạch mỗi ngày, chỉ nhằm mục đích duy nhất: “che mắt thế gian”.

Sự hiện diện của cái đài quan sát này, bản thân nó, là một cái tát, giáng thẳng vào cái mồm nói láo của Hứa Đức Chung và nó đạp đổ cái mớ “lí sự cùn” của y, về chuyện “giữ bí mật, để phòng thủ”. Trên, vệ tinh của chúng soi. Dưới, thám báo của chúng: tai nghe – mắt thấy – tay sờ. Bí mật, cái con khỉ. Xem thế mới biết, tướng tá của CS tuy nhiều, nhưng “lương tướng”, vô cùng hiếm.

Đấy là, chưa thèm kể đến cái chuyện: Trại nấm ấy, tha rơm rạ thối và vô số những của nợ gì về, để đắp đống ở nơi hội tụ linh khí của khu vực đồng bằng Bắc bộ. “Xây hố xí 2 ngăn”, ngay trên bàn thờ của Tổ tiên. Chẳng biết, việc ấy có “đúng qui trình” và có hợp phép Phong thủy hay không? Hỡi các “nhà phong thủy quốc doanh”, có đuôi Cộng sản?

– Yểm long mạch và lập trạm quan sát một cách ngang nhiên như thế, nào đã đủ. Chuyện của cái “Hang máy bay”, còn tàn độc hơn nhiều.

Người Mỹ, đã có thời kì, leo thang chiến tranh và đánh ra miền Bắc. Dĩ nhiên, chỉ bằng Không quân. Miếu môn, được chọn là một trong những cái sân bay dã chiến và dự bị của Không quân nhân dân Việt nam. Sân bay này, nền đất. Có gia cường thêm, bằng những tấm ghi sắt.

Suốt cuộc chiến tranh, tại sân bay này, cụ Lê Đình Kình và bà con đã thống kê: Trước sau, nó chỉ đón có đúng 03 (ba) lần, máy bay tiêm kích hạng nhẹ MIG -17 cất và hạ cánh. Chẳng bằng, sân bay Gát – một sân bay dã chiến, mà thực chất, chỉ là một đoạn quốc lộ tương đối thẳng, trên đường Hồ Chí Minh. Sự đìu hiu của nó, nói lên giá trị của nó. Tuy vậy, chẳng hiểu sao, các “bạn” cố vấn Trung cộng, lại rất “tận tình” chỉ bảo – thậm chí, công binh Trung quốc, còn trực tiếp đào giúp chúng ta một cái hang to đùng, ở ngay chỗ cổ Rồng. To đến mức, có thể chứa được nhiều máy bay và cũng có thể, chứa được cả kho vũ khí. Hang này, xuyên núi. Nó nối thông giữa đường Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 429. Trong lúc đào hang, chắc “bạn” đã lấy đi của chúng ta, ối của. Chuyện này, chẳng mới. Bởi “các bạn”, đã giở cái trò mèo này, ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ Việt nam.

Của mất, có thể kiếm lại. Chứ Phong thủy bại, lại là một câu chuyện, hoàn toàn khác. Cái hang ấy, giống như một lưỡi dao, đâm xuyên qua cổ họng của Rồng. Đó mới là mấu chốt của vấn đề. Một sự yểm huyệt – phá long mạch, không gì hoàn hảo hơn.

“Nhất tiễn – song điểu”. Phải công nhận, “bạn” Tàu thâm. Bạn hào hiệp giúp, để nguyên khí của nhà Sản, ngày một suy tàn. Bằng chứng, không thể chối cái: Từ gã hoạn lợn ngu dốt – từ thằng lâm tặc dâm dê, cho đến những loài lú lẫn, vẫn được đôn lên, để cầm cái cho cuộc chơi. Hệ quả tất yếu, chúng ta đang bị băng hoại về mọi mặt và mọi thống kê, đều cho thấy: Ngày chúng ta đội sổ của thiên hạ, không còn bao lâu nữa.

– Đòn ấy, vẫn chưa phải là chí tử. Ngay trên gáy Rồng, lũ Tàu phù còn xúi người Việt, đặt một xí nghiệp khai thác đá vôi. Ngày này qua năm khác, núi đá, bị bào mòn. Chúng muốn, chính người Việt nam, sẽ dần chặt đứt đầu con Rồng. Khi ấy, chẳng những Đảng CS, mà cả nước Nam, cũng sẽ lụn bại.

Tin hay không, tùy độc giả.

– “Hết nạc – vạc đến xương”. Trên núi, thì như thế. Dưới lòng đất ở cánh đồng Sênh, chắc chắn, còn có thứ gì đó, quý giá hơn nhiều. Chính vì vậy, bọn Tàu đã la liếm xuống đó.

Bà con kể, gần đây, thường xuyên bắt gặp lũ người Tàu đỗ xe cạnh đường 429 và xuống “nghỉ”, ở cánh đồng Sênh. Nói là nghỉ, nhưng chẳng có thằng nào trong số chúng, có nhu cầu “bắc vòi – tưới cây” cả. Chúng đi bộ xuống đồng, nhặt từng nắm đất lên tay. Sau đó bóp chặt và từ từ thả, cho nó rơi lả tả xuống đất. Vừa khảo sát, chúng vừa dùng bộ đàm trao đổi với nhau. Tất tật, bằng tiếng Tàu. Trong trường hợp, bị dân áp sát và chất vấn, chúng vội vã hỏi thăm đường đến… chùa Hương. Sau đó, lên xe chuồn thẳng.

Khi mật độ của những cuộc “thăm viếng” đã trở lên dày đặc, chính là lúc, Viettel vào cuộc. Chúng sấn sổ, nhảy vào cánh đồng Sênh và nhận vơ, đó là đất Quốc phòng. Chúng khoanh vùng và vội vã chi tiền, để xây những bức tường cao chất ngất vây quanh. Thậm chí, còn tính đến chuyện nắn đường quốc lộ, bắt dân đi đường khác. Tham lam – ngu dốt và tàn độc, tưởng đến thế là cùng. Ngay lập tức, cụ Kình và bà con thôn Hoành, phản pháo. Họ, “kê tủ đứng” vào mồm chúng – Họ, thách chúng, đưa ra cái: “Quyết định thu hồi đất, ở cánh đồng Sênh”. Bị điểm đúng huyệt, chúng đờ đẫn. Đuối lí, chúng giở “lí sự cùn” và vung ngay nắm đấm trên đầu bà con. Đen, cho chúng: Những người con sống trên mảnh đất thiêng này, tuy hiền lành, nhưng không hề dễ bị bắt nạt. Họ xiết chặt hàng ngũ, dũng cảm đứng lên. Để, giành quyền được Sống – quyền Tự do và quyền mưu cầu Hạnh phúc, cho mình – cho gia đình mình và cho cả cộng đồng. Thế giới, nín thở. Họ hướng về Đồng Tâm và cầu nguyện mọi điều tốt đẹp nhất, sẽ đến với thôn Hoành. Nghe nói, Hoa kỳ đã gửi thông điệp đến nhà cầm quyền Hà Nội: “Đàn áp dân Đồng Tâm, sẽ đồng nghĩa với việc, các ngài đóng băng quan hệ với Chúng tôi”. Xin cảm ơn, Chính phủ và Nhân dân Hoa kỳ.

Cuối cùng, sau bao nỗ lực của cả 2 phía, hiệp một cũng đã tạm khép lại. Với giải pháp, mà cả hai bên, đều có thể chấp nhận được. Tưởng, thế là xong. Ai ngờ, Chính quyền CS, lại muốn “bới cứt ra mà ngửi”. Chúng hung hăng, muốn mở tiếp hiệp 2, để tái đấu với bà con. Một hiệp đấu, cho dù, chúng có bất chấp Đạo lý và Luật pháp, để cướp không được cánh đồng Sênh của bà con: Khi ấy, tự chúng, đã lột mặt nạ và để lộ rõ bộ mặt phản dân – hại nước. Lòng căm thù của quần chúng, sẽ bùng phát. Nó chất cao bao nhiêu – thời gian tồn tại của thể chế này, ngắn đi bấy nhiêu. Và, khi nó đổ, lãnh đạo CS, cùng thân thuộc của chúng: Đừng có mong, sẽ tìm được ống cống nào, để chui xuống đó và sẽ sống sót, để bò được lên.

Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn! Hãy nghe, lời khuyên này: Người khôn ngoan, không ai “tham bát – bỏ mâm” cả. Hãy dừng tay lại, trước khi mọi việc, đã trở nên quá muộn.

Nguyễn Tiến Dân

Tel:  0168 – 50 – 56 – 430


Địa chỉ:  Vì tin vào cái lũ CS đê hèn, nên bị chúng lừa đảo, cướp sạch của cải. Bởi thế, mất nhà và trở thành dân du mục. Nay đây – mai đó, chưa có nơi ở cố định.

QUÂN ĐỘI LÀM KINH TẾ - LỢI ÍT HẠI NHIỀU, PHÚC NHỎ HỌA LỚN

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

. Quân đội cố giành chức năng làm kinh tế cho thấy thống lĩnh quân đội hiện nay chỉ là mấy ông tướng nông dân, những người chỉ có tầm nhìn quá hạn hẹp, không vượt ra khỏi mảnh ruộng manh mún, riêng tư của gia đình mình. Những ông tướng nắm sức mạnh quân sự của đất nước, bảo đảm lợi ích của đất nước là toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm lợi ích của nhân dân là được sinh sống trên đất nước bình yên, là thế đứng của dân tộc Việt Nam trước thế giới. Ở tầm quốc gia lớn lao như vậy nhưng những ông tướng nông dân cố níu giữ chức năng quân đội làm kinh tế  đã đặt lợi ích cục bộ của nhóm quyền lực nhà binh lên trên lợi ích của đất nước, của nhân dân. Quân đội làm kinh tế thực ra chỉ là nhóm quyền lực nhà binh khai thác năng lực quân đội vào hoạt động kinh tế mang lại lơi nhuận cho nhóm quyền lực nhà binh mà thôi.    
. Quân đội làm kinh tế đã phá hỏng cả hai yếu tố về tổ chức bắt buộc phải có của quân đội là tập trung và chuyên nghiệp. Quân đội làm kinh tế thì đội quân đó chỉ  là những lao binh chuyện nghiệp và những chiến binh nghiệp dư.

1.  CHIẾC BÓNG CỦA QUYỀN LỰC

Được đảng chia cho chiếc ghế quyền lực Thủ tướng Chính phủ và được Quốc hội theo lệnh đảng bỏ phiếu hợp thức hóa sự chia chác đó, ngày 27.6.2006 trên diễn đàn Quốc hội, ngay sau cuộc bỏ phiếu chỉ là thủ tục, trong niềm phấn khích, hào hứng, ông Thủ tướng mới Nguyễn Tấn Dũng nghiêm trang, trịnh trọng tuyên bố: Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.
Ở phương diện quốc gia, ông Thủ tướng Dũng nói như đinh đóng cột về chống tham nhũng trước Quốc hội, trước tai mắt quốc dân, trước truyền thông trong nước và thế giới nhưng Chính phủ của ông Dũng lại là Chính phủ tham nhũng tàn bạo nhất, tồi tệ nhất, ngang nhiên nhất, bòn rút, cướp bóc của dân, đục khoét, vơ vét của nước khủng khiếp nhất. Những vụ tham nhũng, thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng ở Vinashine, Vinalines, PVC (Tổng công ty xây lắp dầu khí) .  .  ., những vụ cướp đất đổ máu ở Văn Giang, Dương Nội .  .  .những vụ do tham nhũng rước thảm họa về hủy diệt sự sống, hủy diệt kinh tế đất nước như Bô xít Tây Nguyên, rước thảm họa về trút xuống đầu dân như thép Formosa, nhiệt điện Vĩnh Tân, giấy Hậu Giang .  .  . đều diễn ra dưới thời ông Thủ tướng “quyết liệt chống tham nhũng”.

Trong thực đơn tham nhũng thì tham nhũng quyền lực là món béo bở nhất, ngon xơi nhất và xơi bẫm nhất. Dù tham nhũng quyền lực gây nguy hại lớn nhất, lâu dài nhất cho đất nước, ông Thủ tướng Dũng cũng không từ. Chỉ xin dẫn một minh chứng. Thời ông Dũng đầy quyền lực, ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, hai con trai ông Dũng chẳng có tài cán, công trạng gì, chỉ là những cậu ấm nhung lụa vẫn liên tiếp nhảy cóc rất “đúng qui trình” trên những chiếc ghế quyền lực lớn. Đó chính là sự tham nhũng quyền lực.

Bằng tấm gương tham nhũng của mình, ông Thủ tướng Dũng đã bật đèn xanh cho cả bộ máy quản lí nhà nước của ông hối hả tham nhũng, ngang nhiên tham nhũng, quyết liệt tham nhũng. Thủ tướng Dũng và cả Chính phủ của ông Dũng tham nhũng như tằm ăn rỗi. Một Chính phủ ăn tàn phá hại, vay nợ khắp thế giới nhưng vay bao nhiêu cũng không đủ cho những cái dạ dày tham nhũng như những cái thùng không đáy, chỉ chồng chất thêm gánh nợ khổng lồ lên đôi vai gầy của đất nước và đè nặng trĩu xuống tấm lưng còng của người dân. Vậy mà ông Dũng không từ chức như lời hứa mà ông còn làm một lèo hai nhiệm kì Thủ tướng làm cho nền kinh tế đất nước tiêu điều, lụn bại, xã hội đen tối, thối nát, văn hóa thấp kém, đạo đức suy đồi, thẩm mĩ xã hội méo mó, bệnh hoạn chưa từng có từ trước đến nay.

Tham nhũng là tội phạm và chỉ có quyền lực mới có thể tham nhũng vì thế người có quyền lực nào cũng tỏ ra mình trong sạch, liêm khiết, miễn trừ với tham nhũng bằng lớn tiếng chống tham nhũng. Nhưng quyền lực luôn có xu hướng lạm quyền và thiên lệch nhằm mang lại lợi ích cho người có quyền. Đó là tham nhũng. Tham nhũng thực sự là chiếc bóng lù lù phía sau quyền lực.

Nhận ra chiếc bóng tham nhũng đen tối luôn đồng hành cùng quyền lực, từ thế kỉ 18, các nước bước vào kỉ nguyên công nghiệp sau cách mạng tư sản dân quyền đã phân chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh, tam quyền phân lập, để giám sát lẫn nhau. Ba nhánh quyền lực hoàn toàn riêng biệt, độc lập, lập pháp – hành pháp – tư pháp, như ba ngọn đèn pha từ ba góc của tam giác quyền lực chiếu vào nhau, quét đi bóng đen tham nhũng của quyền lực.

Nhà nước độc tài cộng sản dù có tam quyền nhưng không phân lập. Cả ba nhánh quyền lực lập pháp – hành pháp – tư pháp đều đặt dưới sự thao túng, chỉ đạo của đảng cộng sản, đều chỉ là những sân khấu, những sàn diễn do đảng cộng sản là tổng đạo diễn. Thao túng, chỉ đạo, điều khiển, chỉ huy diễn xuất cả lập pháp và tư pháp là đảng đã đứng ngoài và đứng trên pháp luật. Điều 16 Hiến pháp xác nhận: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng chỉ thị 15 của đảng cộng sản lại cho đảng viên được quyền đứng ngoài Hiến pháp, đứng trên pháp luật khi qui định cơ quan điều tra phải báo cáo cấp ủy đảng và được cấp ủy đảng cho phép mới được điều tra đảng viên vi phạm pháp luật. Quan chức có quyền lực nhà nước cũng là đảng viên có quyền lực lớn trong đảng, dù có tội tày đình, pháp luật đành bó tay không dám động đến.

Thời Thủ tướng Dũng, một ông trong Chính phủ là Tổng Thanh tra, trong đảng là ủy viên trung ương. Từ một cán bộ đảng với mức sống bình thường như mọi cán bộ vô sản trong xã hội Việt Nam đang còn phải xóa đói giảm nghèo. Chỉ sau một thời gian ngắn có quyền lực lớn ông bỗng có khối tài sản khổng lồ, biệt phủ hoành tráng, nhà đất thênh thang ở Sài Gòn, ở quê nhà, cùng những dấu hiệu đầy đủ, rõ ràng của tham nhũng trong đề bạt bổ nhiệm quan chức dưới quyền. Nhưng pháp luật chỉ xăm soi hùng hổ điều tra và quyết liệt xử tù nặng một thanh niên dân đen thất nghiệp vì quá đói phải cướp ổ bánh mì vài ngàn đồng. Còn ông quan đảng viên có dấu hiệu tham nhũng hàng trăm tỉ đồng thì pháp luật không được phép vào cuộc. Và ông quan thanh tra là ủy viên trung ương đảng có biểu hiện đầy đủ và rõ ràng của tham nhũng chỉ phải nhận kỉ luật nhẹ nhàng, êm ái trong nội bộ đảng vì “có dấu hiệu vi phạm về tài sản, chế độ chính sách của Nhà nước”. Có dấu hiệu vi phạm về tài sản, chế độ chính sách Nhà nước là đã vi phạm pháp luật. Nếu được vào cuộc, pháp luật không thể dừng lại ở dấu hiệu vi phạm.

Từ thế kỉ 18, nhà nước văn minh hiện đại với tam quyền phân lập đã xuất hiện trên thế giới. Người dân ở đó được thực sự làm chủ nhà nước. Bằng lá phiếu thực sự tự do, người dân bầu ra ba nhánh quyền lực riêng biệt, độc lập kiểm soát nhau, ngăn chặn tham nhũng, trước hết là ngăn chặn tham nhũng quyền lực. Đến tận thế kỉ 21, xã hội Việt Nam vẫn đen tối, ngột ngạt trong xã hội tập quyền đảng trị. Nền văn minh tập quyền đảng trị đã kéo xã hội Việt Nam lùi về tận thời văn minh lãnh chúa, tụt lại sau văn minh của loài người ít nhất ba thế kỉ.

Nền văn minh tập quyền đảng trị là nền văn minh của quyền lực độc tài. Quyền lực của nhân dân bị đảng tước đoạt rồi đem chia chác trong nội bộ đảng. Độc đảng thao túng quyền lực. Không có tam quyền phân lập, không có quyền lực giám sát quyền lực. Đó là mảnh đất màu mỡ của tham nhũng. Những người có quyền lực nhà nước đều là những yếu nhân vai vế trong đảng, đều được chỉ thị 15 đặt ngoài Hiến pháp, đặt trên pháp luật. Đó là những hạt giống đỏ đầy khát vọng quyền lực và khát vọng vinh thân phì gia được cấy vào mảnh đất màu mỡ tham nhũng.

Một quyền lực đơn lẻ lạm quyền để vụ lợi đã vô cùng nguy hại. Quyền lực càng lớn, nguy hại càng rộng. Lịch sử Việt Nam đang phải chứng kiến và ghi nhận từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng những quyền lực nhà nước liên kết với nhau và liên kết với quyền lực đồng tiền thành những nhóm lợi ích lớn và đầy sức mạnh mang danh tổ chức đảng cộng sản, mang danh tổ chức nhà nước cộng sản thao túng nền kinh tế, thao túng đời sống xã hội chỉ vì lợi ích nhóm. Sự thao túng của những nhóm lợi ích có quyền lực nhà nước đã đẩy hàng triệu người dân vào cảnh thất cơ lỡ vận, không còn đường sống. tạo ra dòng dân oan ngày càng đông, vật vờ như những bóng ma đói năm 1945. Làm chảy máu xối xả ngân khố. Gây nguy khốn cho nước. Xã hội ngày càng bất công, bất an và bất bình.

Trong những nhóm lợi ích đó có nhóm lợi ích military, nhóm lợi ích nhà binh của những ông tướng và đứng đầu là tướng bốn sao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Nhóm lợi ích cực mạnh của những công thần mang lon tướng nắm giữ sức mạnh an ninh quốc phòng.

2.  CHIẾC BÓNG CỦA QUÂN ĐỘI LÀM KINH TẾ

Ngày 18.12.2007, trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông tướng bốn sao, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng trang nghiêm và trịnh trọng không kém ông Thủ tướng Dũng khi tuyên bố chống tham nhũng. Ông Dũng hùng hồn còn ông Thanh thì đầy tâm tư khi khẳng định: Việc chuyển các lực lượng quốc phòng làm kinh tế ra ngoài cho các bộ dân sự quản lí là chắc chắn, chứ các đơn vị quốc phòng loay hoay lo xây dựng, làm kinh tế cũng mệt mỏi .  .  . Phải tách ra để quân đội tập trung lo việc huấn luyện, xây dựng quân đội chính quy hiện đại, phòng thủ đất nước.

Hai nhiệm kì ông Thanh đứng đầu Bộ Quốc phòng cũng trong hai nhiệm kì ông Dũng đứng đầu Chính phủ. Vừa nhậm chức, ông Dũng Thủ tướng mạnh mẽ tuyên bố chống tham nhũng thì ông Thanh Bộ trưởng ngay đầu nhiệm kì thứ nhất cũng phải dứt khoát hứa hẹn quân đội không làm kinh tế. Nhưng ông Thủ tướng đã không chống tham nhũng mà còn hối hả tham nhũng thì quân đội tội gì phải nhả mảnh đất kinh tế màu mỡ.

Trong suốt hai nhiệm kì đứng đầu bộ Quốc phòng của tướng Thanh, quân đội ào ạt tràn ra làm kinh tế với tốc độ vũ bão, gấp gáp, hối hả như sợ không kịp, như sợ vuột mất thời cơ, với lực lượng hùng mạnh, tương đương cả chục quân đoàn của hầu hết các quân, binh chủng và kinh doanh sinh lời trên tất cả các ngành nghề kinh tế, từ sản xuất, khai thác đến buôn bán, xuất nhập khẩu. Thần tốc! Thần tốc hơn nữa! Táo bạo! Táo bạo hơn nữa! Tổng lực quân đội xông ra làm kinh tế cũng thần tốc và táo bạo như trong chiến dịch tổng tấn công mùa xuân 1975. Hàng loạt tổng công ty, tập đoàn kinh tế quân đội ra đời: Tổng công ty Xăng dầu Quân đội. Tổng công ty 28. Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Tổng công ty Hợp tác Kinh tế. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Tổng công ty XNK Tổng hợp Vạn Xuân. Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị. Tổng công ty 36. Tổng công ty 319. Tổng công ty 789. Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô. Tổng công ty Sông Thu. Tổng công ty Ba Son .  .   .

Say làm kinh tế đến mức các ông tướng liều mạng cắt cả 125 ha đất sân bay Gia Lâm và 157 ha đất sân bay Tân Sơn Nhất giao cho thế lực đồng tiền. Biến đất vàng sân bay của dân, của nước thành đất sinh lời của nhóm lợi ích military. Biến đất sân bay của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước thành sân golf, biệt thự, nhà hàng, khách sạn chỉ dành cho những ông chủ bộn tiền lui tới, tạo ra dòng chảy vàng ròng lợi nhuận chia chác nhau giữa bên góp đất và bên đổ tiền đầu tư . Đó là gì nếu không phải là tham nhũng tài nguyên quốc gia.

Say làm kinh tế đến mức mờ mắt, tối dạ không thấy cảnh chướng mắt gia đình trị khi ông Phùng bố làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liền đề bạt, điều động ông Phùng con làm Tổng giám đốc tổng công ty lớn bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế rộng lớn nhất và có thế lực mạnh nhất Bộ Quốc phòng để ông Phùng con Tổng giám đốc núp bóng quyền uy ông Phùng bố Bộ trưởng, núp bóng an ninh quốc phòng giành được những hợp đồng béo bở nhất, có được những thuận lợi, ưu ái lớn nhất, tạo ra một vương quốc riêng khép kín mặc sức tung hoành ngoài vòng săm soi, kiểm tra, giám sát, hạch sách, những nhiễu mà các doanh nghiệp dân sự đều bị hành, đều phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc mới vượt qua được. Dưới chiếc ô quyền uy bộ Quốc phòng của ông bố, ông con thênh thang tiến thân và hối hả làm giầu. Đó là gì nếu không phải là tham nhũng quyền lực.

Có một nghịch lí: Thời cương vực lãnh thổ của đất nước bị đe dọa, bị xâm lấn nghiêm trọng nhất. Giặc ngang nhiên quần đảo ngang dọc trên vùng biển của tổ tiên Việt Nam, hàng ngày lùng xục bắn giết dân lành Việt Nam, lẽ ra quân đội phải ở vị trí thường trực, sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Nhưng quân đội vẫn bình thản ồ ạt tràn ra làm kinh tế.

Và một trùng hợp: Thời quân đội tràn ra làm kinh tế ào ạt, rầm rộ nhất, thời những chỉ huy cấp cao quân đội có cuộc sống giầu sang phú quí nhất cũng là thời tướng quân đội được phong ào ạt, rầm rộ nhất.

Trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc khốc liệt, với qui mô của cuộc chiến tranh hiện đại, rộng lớn. Cuộc chiến của hàng triệu binh lính mỗi bên với những chiến dịch tập trung nhiều quân đoàn. Thời trận mạc thử thách và đòi hỏi cần có nhiều tướng lĩnh cầm quân. Vậy mà đến năm 1975, quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ có 36 tướng. Buông súng ra làm kinh tế. Những người lính trở thành giầu có trên thương trường nhưng không có cuộc đời binh nghiệp, không cần đòi hỏi bản lĩnh cầm quân. Môi trường nhà binh đã bị pha loãng trong môi trường kinh tế. Tư duy và kĩ năng người lính đã tụt lại phía sau tư duy và kĩ năng kinh doanh. Không có thực tế thử thách rèn luyện và cũng không có nhu cầu đòi hỏi phải có tướng cầm quân với đội quân đang hăm hở làm kinh tế nhưng đội quân đó có tới 489 tướng lĩnh! Một doanh nghiệp đơn thuần kinh doanh kĩ thuật viễn thông và cũng là doanh nghiệp giầu có nhất quân đội ở một thời điểm có tới ba ông tướng đang điều hành kinh doanh.

Thời trận mạc, bản lĩnh chiến trận của người cầm quân quyết định lon tướng. Thời quân đội làm kinh tế, thời thương trường, mọi giá trị đều theo giá thương trường, dường như lon tướng cũng tỉ lệ thuận với lợi nhuận, với đồng tiền. Do đó số lượng tướng bùng nổ như pháo hoa trên trời và đương nhiên không tỉ lệ thuận với sức chiến đấu của quân đội. Thời trận mạc, lon tướng phong cho con đường binh nghiệp người cầm quân. Thời quân đội làm kinh tế, lon tướng được phong cho những người có tâm tư hàm tướng như lời Bộ trưởng bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh: Không phong tướng anh em tâm tư!

Trong nhà nước độc tài đảng trị, không có tam quyền phân lập. Không có quyền lực giám sát quyền lực. Quyền lực nhà nước trở thành quyền lực của nhóm lợi ích. Với quyền lực của nhà nước độc tài, nhóm lợi ích đã tạo ra những trận lũ quét tham nhũng, quét tan hoang nền kinh tế đất nước. Trên những bãi hoang xơ xác, tiêu điều của những trận lũ quét tham nhũng Vinashine, Vinalines, PVC.  .  . để lại, mọc lên những cây nấm độc Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh. Đương nhiên cây nấm độc tham nhũng lớn nhất phải là ông Thủ tướng tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng. Không những bản thân tham nhũng, ông Thủ tướng Dũng chính là người tạo ra những trận lũ quét tham nhũng Vinashine, Vinalines, PVC.

Trong môi trường vô cùng thuận lợi cho tham nhũng đó, những ông chủ doanh nghiệp đeo lon tướng, lon tá lại có thế giới riêng, lại có bức tường “an ninh quốc phòng” che chắn, hạch toán kinh doanh trong căn phòng kín “an ninh quốc phòng” làm sao lại không có những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh. 

Hãy nhìn cuộc sống đế vương với biệt thự lớn, biệt thư nhỏ lộng lẫy, với du thuyền sang trọng và đắt tiền hơn cả du thuyền của tỉ phú giầu có và ăn chơi nhất thế giới Aristote Onassis của con trai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, đại tá Phùng Quang Hải Tổng giám đốc tổng công ty con cưng của Bộ Quốc phòng thì mức độ giầu có, mức độ ăn chơi, mức độ ngạo nghễ coi thường pháp luật của những ông trùm tham nhũng Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh cũng chả là gì so với Phùng Quang Hải.

Chiếc bóng của quyền lực nhà nước là tội phạm tham nhũng. Quyền lực nhà binh làm kinh tế được bảo hộ sau bức tường “an ninh quốc phòng” càng khó thoát chiếc bóng tội phạm tham nhũng. Quân đội làm kinh tế thực ra chỉ là nhóm quyền lực nhà binh khai thác năng lực quân đội vào hoạt động kinh tế mang lại lơi nhuận cho nhóm quyền lực nhà binh mà thôi. Vì thế ngay cụm từ “quân đội làm kinh tế” đã hàm chứa tham nhũng, tham nhũng năng lực quân đội, tham nhũng sức lính.

3.  LIỀU ĐÔ PINH LỢI NHUẬN

Quân đội làm kinh tế sẽ bị xét nét là hoạt động không đúng chức năng thì thiếu tướng Nguyễn Trường Xuân, tư lệnh Bộ Tư lệnh Hải Phòng liền cho những người lính làm kinh tế của ông mặc độ đồ lính rất chiến trận, rất chính trị và rất chiến lược: Làm giầu, đánh thắng. Với bộ đồ loang lổ ngụy trang “làm giầu đánh thắng”, lính của tướng Xuân mê mải ngày đêm rầm rộ buôn lậu mặt hàng đang có giá và đang cháy hàng lúc đó: đồ điện tử chính hiệu Nhật Bản. Cưỡi tàu quân sự rẽ sóng ra phao số 0, áp mạn vào chiếc tàu buôn biển xa của công ty VOSCO vừa từ Nhật về đang neo đợi. Ăn no hàng xe máy, điện tử do những thủy thủ VOSCO đưa từ Nhật về, chiếc tàu của những người lính làm giầu đánh thắng lại theo luồng lạch cũ quay về cặp vào những bến bãi quân sự. Từ những bến bãi khuất sau lau lách, hàng điện tử Made in Japan được đưa thẳng tới chợ Sắt, chợ đồ điện tử lớn nhất, sầm uất nhất của Hải Phòng và cũng nhờ những người lính làm giầu đánh thắng của tướng Xuân, chợ Sắt Hải Phòng cũng là chợ đồ điện tử lớn nhất cả nước thời đó.

Hàng hóa do những người lính làm giầu đánh thắng đưa ra thị trường chỉ là đồ phế thải của xã hội tiêu dùng Nhật Bản. Những xe máy, đồ điện tử còn xài tốt nhưng đã lỗi mốt, bị loại bỏ chất đống ở những bãi rác hàng tiêu dùng bên Nhật. Thủy thủ VOSCO chỉ việc thuê ô tô chở xuống tàu đưa về nước. Bày bán ở chợ Sắt, Hải Phòng, đồ điện tử phế thải đó có giá cao hơn hàng mới ra lò bán ở Nhật. Loại kinh doanh như vậy một vốn bỏ ra , ba, bốn lời thu về. Lợi nhuận tới 300%, 400%.

Cụ K. Mác, cụ tổ của những ông cộng sản đã khái quát về lợi nhuận tư bản như sau: “Lợi nhuận gọi tư bản thức tỉnh. Với 10 % lợi nhuận, tư bản có mặt ở bất kì đâu. Với 50 % lợi nhuận, tư bản vô cùng liều lĩnh. Với 100 % lợi nhuận, tư bản sẽ chà đạp lên mọi luật pháp. Với 300 % lợi nhuận, tư bản không chùn tay trước một tội ác nào, kể cả nguy cơ phải lên giá treo cổ”. Bị cuốn vào dòng xoáy lợi nhuận tới 300 – 400%, tướng Nguyễn Trường Xuân không phải lên giá treo cổ cũng phải đứng trước vành móng ngựa tòa án binh.

Lợi nhuận là liều đô pinh cực mạnh với người kinh doanh. Dù là những người lính nhưng đã làm kinh tế là phải lao theo lời lãi, lao theo đồng tiền, làm sao tránh được liều đô pinh lợi nhuận.

Cứ nhìn cái cách ông tướng Bộ trưởng bộ Quốc phòng dành cho ông con trai vị trí người đứng đầu đơn vị làm kinh tế mạnh nhất bộ Quốc phòng, cứ nhìn cái cách mang quyền uy quân đội ra giành giật những dự án trăm tỉ, ngàn tỉ bạc, cứ nhìn cuộc sống đế vương của đại tá tổng giám đốc Phùng Quang Hải sẽ thấy liều đô pinh đó.

Cứ nhìn sự liều mạng cắt đất dự trữ của sân bay làm vốn góp kinh doanh, biến đất sân bay thành sân golf, thành đất sinh lời cho nhóm lợi ích, cứ nhìn sự quanh co cố giữ sân golf ngang trái, trước đòi hỏi khẩn thiết của đất nước cần gấp gáp mở rộng sân bay nhưng những ông tướng cứ lần khân không trả đất cho sân bay cũng thấy rõ liều đô pinh đó.

Cứ nhìn các ông tướng giãy nảy lên như đỉa phải vôi sau khi báo chí đưa tin lời khẳng định của thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng bộ Quốc phòng rằng Quân đội không làm kinh tế nữa, cũng thấy rõ liều đô pinh đó.

Ngày 23.6.2017, ông Thứ trưởng đại diện bộ Quốc phòng báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng: Hiện nay bộ Quốc phòng có chủ trương là quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để bảo vệ đảng, bảo vệ đất nước và nhân dân. Tất cả các doanh nghiệp quân đội sẽ cổ phần hóa, thoái vốn hết. Cái nào của quốc phòng chỉ để phục vụ cho quốc phòng chứ không có lăn tăn gì hết. Quân đội sẽ không làm kinh tế vì như thế sẽ không thể hiện sức mạnh quân đội".

Lần thứ hai bộ Quốc phòng lại phải tự xác định quân đội không làm kinh tế nữa đã bộc lộ sự dùng dằng, day dứt lương tâm và trách nhiệm của những người lãnh đạo bộ Quốc phòng. Lương tâm và trách nhiệm bộ Quốc phòng là xây dựng quân đội chính qui, hiện đại. Quân đội chính qui hiện đại trước hết phải là đội quân chuyên nghiệp. Nghiệp vụ của quân đội là cầm súng với trách nhiệm bảo vệ từng tấc đất, từng thước biển, từng khoảng trời đất nước nay lại lao vào những dự án, những công trình, với trách nhiệm làm cho đồng tiền sinh lời thì quân đội đó đâu còn chuyên nghiệp và quân đội đó không thể là quân đội chính qui hiện đại, không thể là quân đội thường trực với một trăm phần trăm sức chiến đấu. Đến nay mới lại khẳng định quân đội không làm kinh tế nữa là đã quá trễ. Vì đã quá trễ nên vô cùng cấp bách. Tiếc thay, liều đô pinh lợi nhuận của quân đội làm kinh tế đã làm bùng nổ một chiến dịch khá qui mô chống chủ trương đúng đắn quân đội không làm kinh tế nữa.

Báo Quân Đội Nhân Dân, cơ quan của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã có vai trò phát động và tổ chức chiến dịch phản bác lại chủ trương quân đội không làm kinh tế, một chủ trương đúng đắn nhưng vô cùng khó khăn mới có được. Suốt nhiều ngày cuối tháng sáu, đầu tháng bảy năm 2017, báo Quân Đội Nhân Dân mở chuyên mục "Kết hợp kinh tế với quốc phòng - nhiệm vụ chiến lược lâu dài" ngay trên trang nhất và ngày nào cũng có bài viết của phóng viên, bài phỏng vấn các tướng lĩnh, các quan chức từ trung ương đến tỉnh, huyện, các nhà khoa học, nhà lí luận. Với sự “định hướng” của người phỏng vấn thì tất cả những người được phỏng vấn đều khẳng định quân đội làm kinh tế là phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ Đội Cụ Hồ và là chủ trương xuyên suốt của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt trong những ngày đó, báo Quân Đội Nhân Dân đều đặn đưa tin về sự xuất hiện của tướng bốn sao ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ở các đơn vị quân đội. Ở đâu tướng Lịch cũng chỉ nói một điều: Tham gia phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế là chức năng, thể hiện được truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là một chức năng, nhiệm vụ chính trị của quân đội. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Làm kinh tế không phải là phận sự của quân đội. Nhưng một ông tướng đứng đầu ba quân nói về quân đội làm kinh tế như một thứ quyền, như một chức năng đương nhiên của quân đội. Ông nói say sưa, quyết liệt như người nông dân nói về quyền được cày cấy trên mảnh ruộng của họ vậy!

Loại bỏ, chặn đứng những ý kiến trái chiều bằng viện dẫn chủ trương của đảng vẫn là thói quen của những quan chức nhờ đảng mà có quyền lực. Khi có nghị sĩ đòi hỏi Quốc hội phải xem xét thảo luận thấu đáo việc hệ trọng sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, ông Chủ tịch Quốc hội lúc đó là Nguyễn Phú Trọng liền phán: Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội đã được Bộ Chính trị quyết định rồi. Thế là khỏi thảo luận, Quốc hội liền răm rắp biểu quyết thuận mở rộng Hà Nội ôm cả xứ Đoài mênh mông đồng ruộng, ôm cả dãy núi Ba Vì quanh năm mây trắng, đưa địa giới Hà Nội đến sát tận bờ sông Đà heo hút. Để chín phần mười diện tích thủ đô Hà Nội là núi rừng, đồng ruộng. Để nông thôn hóa, lạc hậu hóa thủ đô Hà Nội. Để kinh tế thủ đô Hà Nội là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Để văn hóa thủ đô Hà Nội mang đậm màu sắc văn hóa làng xã.

Khi hàng trăm trí thức, hàng ngàn người dân kí kiến nghị đòi dừng dự án Bô xít Tây Nguyên nguy hại cho đất nước, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liền băm bổ tuyên bố: Dự án Bô xít Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng. Kiến nghị đúng đắn và đầy trách nhiệm công dân của hàng trăm trí thức, hàng ngàn người dân đòi dừng khai thác Bô xít Tây Nguyên liền bị ném vào sọt rác. Chủ trương lớn của đảng đã bùn đỏ hóa rừng xanh đại ngàn Tây Nguyên, đã làm nền kinh tế đất nước phải triền miên gánh thua lổ hàng ngàn tỉ đồng năm này qua năm khác của dự án Bô xít..

Nay lương tâm và trách nhiệm người lính đòi hỏi quân đội không làm kinh tế nữa thì ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại mang chủ trương của Đảng ra chống lại đòi hỏi của lương tâm và trách nhiệm người lính: Quân đội làm kinh tế là chủ trương nhất quán của đảng! Ông Bộ trưởng Lịch cần nhớ rằng những thảm họa liên tiếp giáng xuống người dân và đất nước Việt Nam suốt mấy chục năm qua như cải cách ruộng, cải tạo tư sản, Nhân Văn - Giai Phẩm, xét lại chống đảng, tù đày những người tham gia chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đều là những chủ trương nhất quán của đảng cả đó.

Cải cách ruộng đất đã giết hại hàng trăm ngàn công dân ưu tú, những người giầu trí tuệ, giầu của cải đã có đóng góp vô cùng to lớn cho đất nước. Cải cách ruộng đất còn giết chết cả những giá trị văn hóa đạo lí của nền văn minh sông Hồng đặc sắc. Cải tạo tư sản đã đánh sập nền công nghiệp non trẻ và đầy triển vọng của đất nước, đã tiêu diệt, xóa sổ tầng lớp nghiệp chủ vừa hình thành đầy tài năng và đầy khát vọng chấn hưng đất nước. Vụ Nhân Văn – Giai Phẩm và Xét lại chống đảng do đảng ngụy tạo ra đã hãm hại, tù đày đến chết, đến tàn phế những tài năng và khí phách lớn nhất của trí tuệ và tâm hồn Việt Nam. Giam cầm, tù đày không án hàng trăm ngàn người dân Việt Nam ở bên thua cuộc trong cuộc chiến tranh Nam Bắc đã gây hận thù và sự li tán, chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam, cho đến tận hôm nay, gần nửa thế kỉ đã qua vẫn không thể hàn gắn.

Những chủ trương đó của đảng là những tội ác, những món nợ của đảng cộng sản Việt Nam với dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi khắc ghi trong lịch sử Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam không thể trốn nợ được bằng sự trơ trẽn tung ra lời tung hô như phun đám khói hỏa mù: đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, để che lấp tội ác, để xí xóa món nợ với dân tộc Việt Nam!

Âm mưu thôn tính, xóa sổ đất nước Việt Nam trên bản đồ thế giới, biến Việt Nam thành chư hầu, thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ Đại Hán chưa lúc nào bành trướng Đại Hán bộc lộ rõ ràng và quyết liệt như lúc này. Đại Hán mới cướp hơn ngàn kilomet vuông đất đai biên cương phía Bắc của dải đất Việt Nam. Đại Hán vừa cướp cả quần đảo Hoàng Sa và nhiều đảo nhỏ của Việt Nam ở biển Đông. Đại Hán đang hàng ngày bắn giết dân Việt Nam kiếm sống trên biển Việt Nam. Đại Hán quấy phá, gây sự, xua đuổi doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với Việt Nam khai thác dầu khí trên biển Việt Nam. Trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn cương vực lãnh thổ, bảo vệ dân lành đang đè nặng lên đôi vai quân đội.

Vậy mà viên tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại muốn đảng cộng sản Việt Nam một lần nữa ghi thêm món nợ với lịch sử Việt Nam khi sự còn mất của đất nước đang bị đe dọa nghiêm trọng lại chủ trương quân đội làm kinh tế, nghiệp dư hóa quân đội, phân hóa sự thống nhất, tính thường trực của quân đội, làm suy yếu sức mạnh chiến đấu của quân đội. Sức mạnh quân đội đã bị phân tán, suy yếu thì từ chỗ không bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, từ chỗ bỏ mặc biển Đông của tổ tiên cho kẻ thù truyền kiếp làm chủ, bỏ mặc cho chúng mặc sức bắn giết dân lành Việt Nam đến chỗ khuất phục sức mạnh kẻ thù chỉ là bước ngắn.

Liều đô pinh lợi nhuận của quân đội làm kinh tế đang làm mờ mắt, tối dạ cả người nắm trọng trách lớn nhất của quân đội.

4.  QUÂN ĐỘI LÀM KINH TẾ. CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Quân đội làm kinh tế không phải là luống rau xanh mà tiểu đội lính nào cũng đều chăm chút vun xới, tưới bón những buổi chiều sau một ngày mướt mồ hôi ở thao trường, sau một ngày căng trí não trong khoa mục kĩ thuật. Quân đội làm kinh tế không phải chuồng nuôi heo mà bếp đại đội, bếp tiểu đoàn nào cũng phải có. Đó chỉ là tăng gia tự túc cải thiện bữa ăn hàng ngày có từ khi ra đời đội quân những người nông dân mặc áo lính và sẽ mãi mãi tồn tại như là lẽ tự nhiên cùng những người lính của nhà nước cộng sản. Tăng gia là công việc có trong lịch hoạt động hàng ngày của mọi người lính trong toàn quân. Sau giờ luyện tập nặng nhọc trên thao trường là giờ tăng gia như khoảng thời gian thư giãn giữa màu xanh mướt mát của vườn rau, mùa nào rau đó. Số kilogram rau cân cho nhà bếp của đơn vị là một trong những chỉ số thành tích thi đua của các tiểu đội. Hoạt động tăng gia sản xuất nhỏ bé khép kín trong từng đơn vị quân đội. Sản phẩm tăng gia sản xuất không lưu thông ra thị trường dân sự, không có mục đích kinh doanh sinh lời vì vậy không phải là làm kinh tế.

Quân đội làm kinh tế là những đơn vị quân đội lớn, là những lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn, binh chủng, quân chủng, bộ chỉ huy quân sự tỉnh lập những công ty, những doanh nghiệp mang năng lực của quân đội ra kinh doanh chuyên nghiệp trên thương trường quốc gia và quốc tế.

Lữ đoàn Lũng Lô thuộc binh chủng công binh chuyển sang làm kinh tế trở thành công ty Lũng Lô. Công ty Lũng Lô mang năng lực quân đội ra kinh doanh là mang nghề bắc cầu mở đường, mang xe công trình và máy chuyên dụng, mang kĩ sư công binh và lính cuốc sẻng ra làm những dự án, những công trình công nghiệp và dân dụng lớn. Công ty Lũng Lô còn kinh doanh cả ở lĩnh vực không liên quan đến nghề công binh như cho lính dựng cây xăng bên đường, kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Kinh doanh bằng năng lực quân đội là kinh doanh bằng quyền uy và công thần quân đội. Kinh doanh bằng mênh mông đất an ninh quốc phòng. Kinh doanh bằng vô tận nước sông công lính. Làm sao không lãi khẳm. Lãi khẳm đã làm mờ mắt, tối dạ nhiều người được trao những trọng trách lớn nắm giữ sức mạnh quân sự đất nước. Lãi khẳm đã làm nảy nòi ra quá nhiều nhóm lợi ích nhà binh và họ đang cố vơ công việc của bộ Công thương, vơ cả chức năng của những chợ lao công, chợ bán sức người về cho bộ Quốc phòng. Làm công việc của nhà kinh doanh chuyên nghiệp, nhiều nhóm quyền lực nhà binh còn bán sức lính cho các doanh nghiệp dân sự khai thác, bóc lột. Các nhóm quyền lực nhà binh cố đòi cho được chức nâng kinh doanh kiếm tiền trở thành chức năng đương nhiên của người lính và họ còn nống lên thành chủ trương nhất quán của đảng!

Nhưng lãi khẳm chỉ mang lại giầu có cho nhóm lợi ích nhà binh. Dù lãi khẳm bao nhiêu, dù số dương hạch toán có lớn bao nhiêu cũng không bù đắp được cái giá mà quân đội, mà đất nước phải trả cho việc làm kinh tế của những người lính.

Quân đội làm kinh tế đã tạo ra tầng lớp tư sản nhà binh, những ông chủ tư bản mang lon tướng, tá với cuộc sống đế vương hưởng thụ, lạc lõng với cuộc sống đang còn nhiều thiếu thốn, cơ cực của người dân, càng lạc lõng với cuộc sống gian khổ rèn luyện của người lính chân chính. Hình ảnh đã lộ sáng về cuộc sống đế vương của đại tá Phùng Quang Hải chỉ là một minh chứng. Còn bao nhiêu những tướng tá chủ tư bản đế vương chưa lộ sáng?

Những ông chủ tư bản nhà binh đó đều giữ những trọng trách lớn trong sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước. Nhưng tư duy của ông chủ kinh doanh, tư duy của nhà đầu tư góp vốn vào sân golf Tân Sơn Nhất sẽ lấn át tư duy của nhà cầm quân. Tư duy hòa bình hưởng lạc sẽ lấn át tư duy của người lính vì nước quên thân, vì dân quên mình.

Trước sự hung hăng cướp đất, cướp biển của Tàu Cộng, trước tội ác của Tàu Cộng hàng ngày bắn giết dân lành Việt Nam, mọi người dân Việt Nam bình thường, từ ông cán bộ về hưu đến  cô bé học trò tiểu học đều sôi sục căm thù giặc Tàu Cộng xâm lược mà những cuộc biểu tình tự phát bùng nổ liên tục suốt nhiều năm qua lên án hành động xâm lược của Tàu Cộng là bằng chứng. Căm thù giặc cướp nước và sẵn sàng xả thân giữ nước của người dân là sức mạnh để tồn tại của dân tộc Việt Nam. Mượn danh quân đội làm kinh tế, cha con ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mê mải làm giầu đã làm cho ông tướng đứng đầu ba quân của quân đội cộng sản Việt Nam Phùng Quang Thanh lú lẫn, mơ hồ, bạc nhược và đớn hèn đến mức đứng về phía kẻ thù hằn học với lòng yêu nước của người dân Việt Nam: Tôi thấy lo lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực đến Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc. Ông tướng Thanh đớn hèn và bạc nhược hiểu rằng lòng dân Việt sôi sục căm thù quân Tàu Cộng xâm lược là mối nguy hiểm khôn cùng cho quân xâm lược nhưng ông ta lại nói tránh đi là nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam.

Quân đội làm kinh tế đã tạo ra một đội ngũ lính có nếp sinh hoạt riêng hoàn toàn không biết đến điều lệnh nội vụ của quân đội, không biết đến thao trường, không có kĩ năng, bản lĩnh và lẽ sống cao đẹp của người lính nhưng họ lại có mức sống cao hơn, có đời sống an nhàn, thanh bình hơn những người lính thực sự. Điều đó đã tạo ra sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ quân đội, tạo ra sự cách biệt, bất bình đẳng không lành mạnh trong quân đội.


Quân đội là môi trường, là không gian của lí tưởng. Nơi công dân làm nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng với đất nước: Bảo vệ Tổ quốc. Nơi người sĩ quan nắm trong tay sức mạnh phòng vệ của đất nước và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước lịch sử về sự toàn vẹn cương vực lãnh thổ. Nơi khái niệm về Tổ quốc, về Nhân Dân, khái niệm về sự hi sinh, sự dâng hiến sáng rõ nhất, cụ thể nhất, thiết thực nhất và cũng cao đẹp nhất.

Quân đội cũng là nơi mọi người dân gửi trọn lòng tin yêu và nhận được sự ưu ái, đãi ngộ lớn nhất của người dân và của đất nước. Thời chiến tranh vừa qua, cả miền Bắc đói dài đói rạc. Từ người già đến đứa trẻ mới sinh đều không được ăn no, không được ăn đủ. Nhưng hạt thóc đóng thuế nuôi quân thì “thóc không thiếu một cân” và góp người ra trận thì “quân không thiếu một người”. Với người dân, người lính là con người của sự hi sinh và cống hiến, là những người đẹp nhất, những người đáng yêu nhất, những người lấy thân mình làm cột mốc biên cương, lấy máu mình vạch ranh giới quốc gia. Dù đói ăn đến đâu, người dân cũng không để những người lính phải đói một bữa, để mong những người lính vững tay súng, đừng một phút giây xao lãng với nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc

Dân còn nghèo xơ xác, kinh tế đất nước còn thiếu trước, hụt sau vẫn dành cho quân đội lương cao bổng hậu chỉ mong quân đội tập trung vào bổn phận giữ gìn toàn vẹn cương vực lãnh thổ. Ơn dân, lộc nước lớn như vậy nhưng hơn chục năm qua, đất biên cương mất, biển đảo mất, chủ quyền lãnh thổ bị Tàu Cộng xâm lấn ngày càng nghiêm trọng mà những nhóm lợi ích nhà binh vẫn mê mải mang năng lực quân đội ra làm kinh tế. Không phải chỉ là vô lương tâm, vô trách nhiệm mà còn là sự phản bội nhân dân.

Là không gian của lí tưởng, có người còn coi quân đội là nơi sạch nhất. Nhưng quân đội làm kinh tế thì không gian của lí tưởng không còn nữa. Nơi sạch nhất đã nhốn nháo cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận, đã làm hao hụt, mất mát đáng kể tình cảm yêu thương của người dân dành cho người lính. Nơi của những lí tưởng cao cả đã trở thành nơi ngự trị của đồng tiền, nơi bon chen, ráo riết tìm kiếm lợi nhuận của những nhóm quyền lực nhà binh.

Quân đội làm kinh tế mới có cuộc cướp đất bằng sức mạnh tàn bạo ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Cuộc cướp đất ở Đồng Tâm sẽ khắc ghi vào lịch sử Việt Nam một vết nhơ, một nỗi đau về một thời cộng sản đen tối và về một nhà nước cộng sản dùng sức mạnh quyền lực và sức mạnh bạo lực chà đạp lên pháp luật cướp mảnh đất của dân không thuộc đất sân bay Miếu Môn, cướp mảnh đất đã và đang thấm đẫm máu, mồ hôi, nước mắt người dân Đồng Tâm cho một nhóm lợi ích nhà binh. Với sức mạnh của quyền lực và sức mạnh của bạo lực, đơn vị quân đội làm kinh tế mang tên Vietel sẽ cướp được đất của dân Đồng Tâm nhưng lòng tin của người dân với nhà nước và tình yêu của người dân với người lính sẽ mất trắng. Nhà nước và quân đội đó không còn có nguồn sức mạnh vô tận của nhân dân nữa.

Tư liệu sản xuất tạo ra lợi nhuận của những nhóm quyền lực nhà binh là đất đai, sức lính và trang, thiết bị của quân đội thì đơn vị quân đội nào cũng có. Đơn vị làm kinh tế được chính danh và công khai mang đất đai, sức lính và trang thiết bị ra làm giầu thì đơn vị quân đội không làm kinh tế cũng làm giầu bằng đất đai, sức lính và trang thiết bị quân đội một cách lén lút. Và bao điều đau lòng, nhục nhã đã xảy ra.

Lính biên phòng Quảng Trị được trang bị tàu tuẫn tiễu biển, được cung cấp xăng dầu cho những chuyến ra khơi canh biển. Toàn quân nhộn nhịp làm kinh tế thì nhóm quyền lực nhà binh biên phòng Quảng Trị không có chức năng làm kinh tế cũng lén lút làm kinh tế bằng cách không thực hiện những chuyến tuần tra canh biển, neo tàu tuần tiễu tại bến nhưng khai khống những chuyến ra khơi rồi lấy xăng dầu của những chuyến đi biển khống đó bán đi lấy tiền chia nhau trong nhóm quyền lực.

Thời chiến tranh, người dân nhường đất ruộng đang cấy lúa cho lính phòng không lập trận địa pháo cao xạ. Người dân nhường cả hồ sen đẹp để người lính có trận địa pháo phòng không nổi trên hồ đón đúng hướng bay của máy bay Mỹ. Chiến tranh qua đi. Những khẩu pháo cao xạ đã được đưa về kho quân khí, đưa về bảo tàng. Nhưng đất ruộng trận địa, mặt hồ trận địa không được trả lại cho dân mà trở thành tài sản của quân chủng Phòng không – Không quân để tài sản đó trở thành vốn lien doanh với doanh nghiệp dân sự. Nhà hàng nguy nga mọc lên trên đất ruộng trận địa. Nhà hàng trên du thuyền giữa hồ dập dìu khách thâu đêm. Hàng trăm hecta đất sân bay dân sự, sân bay quân sự cũng được nhóm quyền lực Phòng không – Không quân mang ra liên doanh để trở thành sân golf, sân tennis, nhà hàng, khách sạn, biệt thự cho thuê. 10 năm qua, 2006 – 2016, quân chủng Phòng không – Không quân là sắc lính làm kinh tế lớn nhất, mạnh nhất và say mê nhất.

Cũng 10 năm qua, 2006 – 2016, thời nhóm quyền lực Phòng không – Không quân làm kinh tế rầm rộ nhất, mê mải nhất cũng là thời hòa bình, máy bay quân sự chỉ có những chuyến bay huấn luyện, bay tuần tra nhưng máy bay bị rơi rụng, bị tan xác nhiều nhất. 19 máy bay bị tai nạn tan xác cùng với 49 người lính chết theo máy bay. Trong số máy bay tan tành có 6 máy bay tiêm kích Mig 21 và 5 máy tiêm kích hiện đại nhất, đắt tiền nhất, Su 22 và cả Su 30. Không thể không có mối liên hệ giữa sự mê mải làm kinh tế của nhóm quyền lực Phòng không – Không quân với sự tăng vọt những máy bay quân sự tan xác.

Lời lãi nào của quân đội làm kinh tế có thể bù đắp được tính mạng của 49 người lính không quân mất đi cùng sự tan xác của 19 máy bay quân sự.

Lời lãi nào của quân đội làm kinh tế có thể bù đắp được máu của người dân Việt Nam hàng ngày đổ ra trên biển Việt Nam bởi quân đội bám bờ, ngư dân bám biển, quân đội mê mải làm kinh tế bỏ trống biển cho lũ cướp biển Tàu Cộng làm chủ biển Việt Nam, mặc sức hung hăng bắn giết dân chài Việt Nam.

Lời lãi nào của quân đội làm kinh tế có thể bù đắp được sự mất mát của không gian lí tưởng mà quân đội nào cũng phải có. Lời lãi nào có thể bù đắp được sự mất mát lòng tin và tình cảm yêu thương của người dân dành cho người lính.

Quân đội làm kinh tế mang lại chút lợi nhuận cho nhóm quyền lực nhà binh. Cái phúc nhỏ nhoi của một dúm người. Quân đội làm kinh tế mang về cho ngân sách vài đồng tiền thuế. Cái lợi nhỏ xíu của nhà nước. Nhưng quân đội, nhân dân và đất nước phải gánh chịu thiệt hại quá lớn. Tâm hồn người lính bị tha hóa. Kỉ luật quân đội bị sói mòn. Sức mạnh quân đội bị phân tán vào công việc tìm kiếm lợi nhuận. Tổ chức quân đội bị phân hóa. Tính thường trực và tính chuyên nghiệp của quân đội không còn nữa. Sức mạnh chiến đấu của quân đội bị giảm sút nghiêm trọng. Trong khi biên cương biển đảo đang bị sức mạnh quân sự của Tàu Cộng xâm lấn ngày càng trắng trợn và dữ dằn mà quân đội cứ mê mải làm kinh tế, tối mắt với lợi nhuận, đó là họa vô cùng lớn của đất nước.

Quân đội cố giành chức năng làm kinh tế cho thấy thống lĩnh quân đội hiện nay chỉ là mấy ông tướng nông dân, những người chỉ có tầm nhìn quá hạn hẹp, không vượt ra khỏi mảnh ruộng manh mún, riêng tư của gia đình mình.  Như thời hợp tác xã nông nghiệp, người nông dân chỉ lo chăm chút cho mảnh ruộng năm phần trăm của gia đình mình còn ruộng hợp tác xã chỉ làm qua quýt theo tiếng kẻng cho hết giờ, cho đủ công điểm. Ruộng hợp tác xã cỏ tốt hơn lúa cũng bỏ mặc.

Những ông tướng nắm sức mạnh quân sự của đất nước, bảo đảm lợi ích của đất nước là toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm lợi ích của nhân dân là được sinh sống trên đất nước bình yên, là thế đứng của dân tộc Việt Nam trước thế giới. Ở tầm quốc gia lớn lao như vậy nhưng những ông tướng nông dân cố níu giữ chức năng quân đội làm kinh tế là đã đặt lợi ích cục bộ của nhóm quyền lực nhà binh lên trên lợi ích của đất nước, của nhân dân. Quân đội làm kinh tế thực ra chỉ là nhóm quyền lực nhà binh khai thác năng lực quân đội vào hoạt động kinh tế mang lại lợi nhuận cho nhóm quyền lực nhà binh mà thôi.    

5.  LỜI CUỐI

Trong xã hội công nghiệp hiện đại, ở các nước công nghiệp phát triển cũng là các nước dân chủ thực sự, tổ chức xã hội hợp lí và hài hòa, mọi ngành nghề, mọi công việc đều phải chuyên nghiệp hóa triệt để. Xã hội hiện đại đòi hỏi mọi việc đều phải chuyên nghiệp đến nỗi thế giới tội phạm cũng phải chuyên nghiệp để có một tổ chức tội phạm lớn mạnh mới tồn tại được, đó là tổ chức tội phạm mafia.

Đi qua thời văn minh công nghiệp, loài người đã bước lên một nền văn minh rất cao, văn minh tin học. Nhưng xã hội Việt Nam vẫn ở thời văn minh trước công nghiệp. Các tổ chức, các hoạt động ở xã hội Việt Nam đều chưa có tính chuyện nghiệp.

 Hai tổ chức quan trọng nhất đòi hỏi hoạt động chuyện nghiệp cao nhất là Quốc hội và quân đội đều không chuyên nghiệp.

Quộc hội là cơ quan lập pháp, nơi làm việc của những chính khách chuyên nghiệp và những nhà lập pháp chuyên nghiệp để tạo ra những bộ luật của thời đại văn minh ngang tầm thế giới. Quốc hội Việt Nam chỉ là bộ sưu tập về hình ảnh con người Việt Nam, có đầy đủ thành phần các dân tộc và đầy đủ các tầng lớp xã hội. Vì thế mỗi kì họp Quốc hội chỉ như một festival đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Đại biểu Quốc hội hầu hết đều chỉ là những nghị sĩ nhiệp dư. Bà bí thư đảng ủy. Ông chủ tịch tỉnh. Ông giám đốc sở. Ông Bộ trưởng. Ông tướng quân đội, tướng công an. Tất cả đều là đảng viên, đều mang ý chí của độc đảng đến nghị trường áp đặt cho Quốc hội. Không có nhà lập pháp chuyên nghiệp ở tầm chính khách. Những quan chức quan liêu chỉ biết những điều đã lạc hậu của cuộc sống trở thành nghị sĩ nghiệp dư làm luật ở Quốc hội. Luật chưa xây dựng xong đã lạc hậu với cuộc sống đất nước, lại càng lạc hậu với thế giới.

Quân đội là lực lượng vũ trang mang sức mạnh nền kinh tế đất nước và ý chí của dân tộc trong phòng vệ đất nước. Hai yếu tố về tổ chức tạo lên sức mạnh quân đội là tập trung và chuyên nghiệp. Không tập trung và chuyên nghiệp không thể phát huy sức mạnh vũ khí và sức mạnh của kĩ chiến thuật. Không tập trung và chuyên nghiệp, không thể là quân đội chính qui, hiện đại.


Quân đội làm kinh tế đã phá hỏng cả hai yếu tố về tổ chức bắt buộc phải có của quân đội là tập trung và chuyên nghiệp. Quân đội làm kinh tế thì đội quân đó chỉ là những lao binh chuyện nghiệp và những chiến binh nghiệp dư.