Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Hậu quả của sự diễu cợt, nhạo báng lương tri?

Mạnh Hùng Vũ 


Câu chuyện "Hậu quả của sự diễu cợt, nhạo báng lương tri?" tôi không muốn viết bây giờ, bởi kẻ nhạo báng lương tri không biết có phải đang bị gánh chịu hậu quả nặng nề của nó một cách cô đơn lạnh lẽo. Xong có cái gì đó trong tâm cứ thúc đẩy tôi viết để nhắc nhở những kẻ mù quáng, ngu ác, hoặc vì cái máng mà cố tình quên hết đạo lý của cuộc sống để làm DLV công cụ bảo vệ cho cái ác.

Câu chuyện như sau :

Chỉ mới năm ngoái thôi khi vụ cướp đất ở Đồng Tâm của các quan tham đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước. Một hôm tôi thấy ông A hàng phố nhà tôi, bức xúc kể lại, cái thằng L năm nay nó xấp xỉ 70 rồi mà sao còn đi làm DLV (có công hay không công chưa rõ nhưng cái tâm bất nhân là rõ) cho kẻ cướp ngày đội lốt chính quyền. Nó cứ gặp mọi người là tìm cách dè bửu và nói những điều bất lợi, đưa tin thất thiệt làm nhiễu thông tin về diễn biến cuộc tranh đấu giữ đất của người dân Đông Tâm. 

Đặc biệt là nói về cụ Lê Đình Kình, nó bảo về hưu rồi im đi hưởng thu tuổi già có phải sướng không, nói làm gì, đấu tranh làm gì để CA nó đánh cho bây giờ trở thành thân tàn ma dại. Ông A đáp lại, Cụ Kình làm những việc người đời đáng trân trọng và kính nể, tấm gương của cụ sẽ mãi mãi đi vào lịch sử, tôi không làm được những việc như cụ tôi cảm thấy xấu hổ, nhưng lúc nào tôi cũng ủng hộ cụ và người dân Đông Tâm sao ông đi dè bửu những tấm gương sáng ở đời, sao ông lại phỉ báng lương tri như vậy.

Tôi chia sẻ bức xúc với ông A và nói : Sống ở đời thấy cái ác không dám lên tiếng, thấy lẽ phải không dám bênh vực đã là có tội rội rồi. Chưa nói đến chuyện a dua, a tòng, đỗng lõa, thóa mạ, diễu cợt, phỉ báng lương tâm thì khó mà tránh khỏi cái giá ở đời phải trả.

Vài hôm sau tôi gặp ông L, thấy ông người đẩy đà nhưng tôi nói với mọi người, ông ta trông khỏe nhưng nhìn đầy ám khi, chắc chắn sẽ sinh bệnh, bệnh của ông ta sinh ra từ cái tâm đen, bởi mọi bệnh tật của con người đều sinh ra từ khí. Tâm đen đã tạo ra ám khí, ám khí sinh ra bệnh.

Bẳng đi gần năm nay mọi người quen nhắc lại bàn luận chuyện ông L tự phơi bày cái dã tâm của mình trong việc bảo vệ cái ác và nói lâu rồi không thấy ông đâu. Có người nói, nghe đâu nằm viện mổ u não đã gần nửa năm nay rồi.

Mới đây vài ngày, mấy người đã chứng kiến "cái thân tàn ma dại" ông đang phải gánh chịu một cách lạnh lẽo cô đơn. Cái hình ảnh của ông lúc này đúng như những lúc ông luôn tìm cách dè bửu, diễu cợt, phỉ báng lương tâm. Đặc biệt là hù dọa những người dân bày tỏ sự ủng hộ công lý, phỉ báng những người hy sinh, tranh đấu cho công lý dân chủ và nhân quyền.

Hình ảnh ông, một tay chống gậy, một người nhà đi kèm dìu mới đi được, đó có phải chính là cái hình ảnh "thân tàn ma dại" mà ông từng phỉ báng không?. Những người quen biết ông nhìn thấy với cái nhìn lạnh lùng, không ai hỏi một câu chỉ thì thào rỉ tai nhau... Điều này còn đau hơn nhiều cái nỗi đau của "thân tàn ma dại" mà ông đang phải gánh chịu.

Nếu mọi người theo dõi, chịu khó tổng kết những chuyện xảy ra trong thực tế cuộc sống số phận của những kẻ công cụ vô lương, vô pháp, độc ác, bất nhân thì đều có một kết cục bi thảm.

Thực ra, tôi không muốn nói và viết những gì đụng chạm đến nỗi đau của bất cứ ai, nhưng vì tôi không muốn nhìn thấy cái kết cục bi thảm của bất cứ ai trong cuộc sống. Tôi chỉ muốn khuyên răn những ai không đóng góp được những giá trị cho cuộc sống chung thì cũng đừng vì sự ích kỷ tích tụ cái tâm đen, đừng vì cái máng mà đi làm tay sai cho kẻ ác. 

Từ ngàn xưa đến nay, không ai thoát khỏi cái quy luật nhân quả, điều rễ nhận thấy công cụ độc ác của kẻ tâm đen bao giờ cũng lĩnh hậu quả nhãn tiền thê thảm cả về thể xác lẫn tình thần.

VMH

Nguồn : https://www.facebook.com/manhhung.vu.566790/posts/1055220381351202

THỰC TRẠNG BẾ TẮC VÀ TRÒ MỊ DÂN

Đỗ Ngà

   Mời mọi người đọc đoạn trích trong tập Đề Án Thành Lập Đơn Vị Hành Chính - Kinh Tế Đặc Biệt Vân Đồn. (Trích) "Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hơn 30 năm đổi mới, mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bộc lộ không ít yếu kém nội tại, không còn khả năng duy trì tăng trưởng cao, bền vững và bắt kịp xu thế của thế giới. Nhìn mô hình chậm tăng trưởng, chậm được đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Việc thực hiện đột phá ba chiến lược chưa đạt mục tiêu đề ra, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được cải thiện, môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều trở ngại. Do đó, bối cảnh trong nước và quốc tế đặt ra cho Việt Nam thời cơ và thách thức cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội" (hết trích)

   Trong đoạn trích, họ viết rất dài dòng nhưng tựu chung ý nghĩa đó chỉ cần tóm gọn trong vài từ. Đó là mô hình kinh tế mà Việt Nam đang theo đuổi hiện nay đã gặp bế tắc, không bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới nên phải thay đổi, hết. Chỉ thế thôi. Thay đổi bằng cách nào? Đó là lập đặc khu. Nói cho gọn thì kinh tế đã bế tắc, phải bán đất để kiếm tiền. Chỉ vậy thôi chứ không gì khác.

   Trong vấn đề phát triển đặc khu, Quốc hội đã hoãn biểu quyết do vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía nhân dân, tức vì cuộc biểu tình ngày 10/06/2018 làm họ phải hoãn. Thế nhưng liệu chính quyền này có ngưng phát triển đặc khu không? Để hiểu rõ hơn xin mời mọi người đọc đoạn trích trong Đề Án (trích)"Phát triển đặc khu kinh tế và đơn vị hành chính kinh tế(HC-KT) đặc biệt đã được Đảng xác định chủ trương và Chính phủ giao nhiệm vụ tại các Nghị Quyết" (hết trích).

   Vậy rõ ràng Đảng đã ra nghị quyết thành lập đặc khu. Vấn đề là cho dù Quốc hội chưa thông qua thì đặc khu vẫn xúc tiến. Biểu quyết của Quốc hội chỉ là trò mèo, không có giá trị, chỉ có Nghị Quyết Đảng mới là tối thượng. Và thực tế là như vậy. Nghĩa là kế hoạch nhượng địa đã quyết rồi không thể thay đổi được nữa.

   Câu hỏi đặt ra là, kinh tế bế tắc sao chính quyền CS không tháo gỡ bằng cách cải cách thể chế chính trị trả tự do cho nền kinh tế mà phải bán đất để giải quyết khó khăn? Đã quá muộn, con tàu đứng trước sự lựa chọn hướng ray từ năm 1990: một hướng dân chủ hoá như Đông Âu và một hướng bám Tàu để giữ Đảng. Nếu con tàu đất nước theo hướng Đông Âu năm 1990, thì nay Việt Nam đã khác. Cũng bởi nhóm lái tàu Linh - Mười - Anh mà ra, họ đã lái sang hướng Trung Cộng. Mà một khi theo Trung Cộng thì Trung Cộng sẽ hỏi "Mầy mang lại điều gì cho tao để đổi lấy tình Anh - Em?". Để đáp ứng nhóm lãnh đạo Tàu lúc đó thì trao gì cho nó? Chỉ có chủ quyền là cái nó cần. Thế thôi, và thế là từ đó đến nay, Việt Nam luôn nhượng Trung Quốc vô điều kiện mỗi khi có tranh chấp.

   Năm 2018, kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng trung bình là 3,1%. Nền kinh tế số một thế giới tăng ngoạn mục 4,1%, được cho là mức tăng trưởng cực cao. Năm 2018, Nhật Bản có mức tăng trưởng kinh tế chỉ 0,9% nhưng họ không bế tắc. Vậy câu hỏi là, chính quyền CS nói Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,08% mà sao lại thừa nhận trong Đề Án là kinh tế Việt Nam bế tắc? Với 7,08% là quá cao so với mức trung bình bình thế giới 3,1% mà sao trong Đề Án họ lại thừa nhận " không bắt kịp xu thế của thế giới"? Câu trả lời là họ nặn ra con số để lừa mị.

   Càng bế tắc CS càng chế ra con số đẹp để lừa mị. Vì sao? Vì lừa mị nó như liều thuốc an thần ru ngủ dân tộc Việt. Để chi? Để dân tộc này ngủ quên trên những con số ảo để rồi bị CS đưa đất nước này vào miệng con mãng xà Trung Cộng một cách êm gọn. Chỉ vậy thôi.





Nguồn FB : https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=111405409919333&id=100031496236507

Ở QUÊ NHÀ VĂN VIẾT LINH NGHIỆM





Có núi. Có sông. Có đồng. Có biển. Biển nhiều tôm cá. Cánh đồng bát ngát phì nhiêu. Xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, quê nhà văn Trần Huy Quang là miền quê giầu có. Giàu của cải. Giầu văn hóa. Liền xã Quỳnh Minh là xã Quỳnh Đôi, quê bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương. Quỳnh Lưu cũng là mảnh đất cội nguồn của dòng họ Hồ Sĩ với nhân vật Hồ Sĩ Tạo có liên quan bí ẩn đến huyết thống của người đã rước cái chủ nghĩa vu vơ đến trăm năm sau cũng không biết có thành hiện thực hay không. Nhưng cả trăm năm đó, cả dân tộc Việt Nam khốn khổ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, đổ cả sông máu núi xương mải miết đi tìm cái vu vơ, phải đánh đổi cả độc lập của nước, phải thí bỏ cả tự do của người dân để quyết chí liều thân đi tìm cái không có thật.



Ngồi dưới tán cây nhãn trước ngôi nhà ở làng quê Quỳnh Minh, tôi hỏi: Nguồn cơn nào dẫn anh đến Linh Nghiệm? Trần Huy Quang bảo: Hồi mình là lính đóng quân ở Hà Tĩnh phải ở nhờ nhà dân. Mình ở nhà một thầy giáo làng. Gầm giường mình ngủ, lúc nào cũng có cả đống những cây mía dóng dài mập mạp chỉ nhìn đã thấy ngọt lự. Mùa hè đi tập về, thầy giáo ân cần bảo: Các chú lấy mía ăn cho đỡ mệt. Thầy kể, thầy cắm ngọn mía trên vạt đất hoang chỉ để cho mấy đứa trẻ con thầy ăn thôi. Không ngờ mía tốt quá, chật cây lớn, từ gốc mía mầm cây con lại thúc lên. Nhà không lúc nào hết mía.

Đến khi gầm giường trống trơn, chẳng còn cây mía nào. Mình hỏi, thầy bảo: Hợp tác xã không cho trồng. Lại hỏi: Hợp tác thu đất làm gì? Chẳng làm gì cả. Đất lại bỏ hoang thôi. Không cho dân trồng trọt thu hoạch trên đất đó vì làm như vậy là phát triển kinh tế tư bản!

Từ cái vô lí không cho thầy giáo làng được trồng mía trên vạt đất hoang, mình nghĩ đến những cái vô lí tầy trời khác và mình nghĩ đến người đã rước cái chủ nghĩa vô lí đó về làm khổ dân mình, làm nghèo đất nước.

Xin mời đọc lại Linh Nghiệm, truyện ngắn viết về người rước cái vu vơ về đầy đọa dân, tàn phá tan hoang đất nước.

LINH NGHIỆM
Truyện ngắn
TRẦN HUY QUANG

Hinh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân, không nghèo nhưng cũng chẳng giàu có gì lắm. Cha anh ta có đỗ đạt, đã từng làm quan nhưng tính khí thất thường, lòng đầy ham hố nên quan trên không mặn mà gì nên đã bỏ quan, khi đi dạy học ở chốn kinh kỳ, khi ngồi bốc thuốc ở vùng sơn cước. Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất của vùng chôn rau cắt rốn cái nết cơ bản cần cho kẻ có hoài bão tham chính là tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt, bạn bè cùng lứa không ai dám kết làm bằng hữu. Hinh sáng dạ, lại có chí, học đâu biết đó, hai mươi tuổi làm thơ chữ Hán, đọc Rút-xô, Mông-tét-ski-ơ…bằng nguyên bản, nhưng Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngoại. Đạo học không có đường tắt, mà lập thân bằng con đường học vấn thì mù mịt, xa vời quá. Bằng văn chương thì chỉ khi thế cùng lực tận, bất đắc dĩ mà thôi.

Hằng ngày Hinh sống như người nuốt phải quả chuỳ gai vào bụng, buốt nhói, nhăn nhó, bồn chồn, vừa ngồi đã đứng lên, mới ngủ đã vùng dậy, trán nhăn tối, mắt xa xăm. Như đang phải lòng một tiểu thư khuê các. Nhưng Hinh đâu phải là người dại dột, không bao giờ để phí chí khí, sức lực vào chuyện đàn bà. Vớ vẩn ! Chiếm mười trái tim đàn bà đâu có khó nhưng một trái tim nhân loại thì phải vượt trùng dương. Hinh ngước cái đầu mong đợi lên bầu trời, hoài vọng bóng dáng một con tàu, tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh.

Tháng ngày như sợi chỉ căng mà lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải mong một phút được quỳ dưới chân bậc Chí Thánh và nói :"Ơn người. Người là nguồn ánh sáng dẫn dắt chúng con…Lũ chúng sinh con khao khát được gặp Người…"

Thế rồi, như sự linh nghiệm của lời nguyện cầu, một đêm giông tố bão bùng đất trời như trong cơn đau sinh nở, Hinh đã lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí linh.

Bắt đầu là một ngọn nến, ánh lửa dịu ấm, toả một quầng sáng hình nón. Vầng sáng ấy toả hào quang, tia hào quang không thẳng mà có hình gấp khúc. Cuối cùng ở trung tâm vầng sáng ấy hiện ra khuôn mặt kiều diễm của một cô gái tóc vàng.

- Kính thưa…Hinh bàng hoàng thốt lên.

- Không phải ! – cô gái mỉm cười độ lượng – Tôi chỉ là sứ giả của đấng Lập đạo. Anh có lời thỉnh cầu gì gấp lắm không ? Người đang bận, việc hành đạo chỉ ở bước khởi đầu.

- Kính thưa, tôi là người của xứ Nhọc nhằn tăm tối…

- Thôi, anh không cần phải nói, chàng trai ạ, người xứ Nhọc nhằn có khát khao ánh sáng thì việc hành đạo mới càng được dễ dàng. Đây anh cầm lấy, theo Đạo thư này, anh sẽ tìm được chân lý.

Vị sứ giả trao cho Hinh Đạo thư quý giá ấy rồi nhỏ dần, nhỏ dần cho đến khi chỉ còn như một cái chấm chính giữa vầng hào quang rồi biến mất giữa bao la. Hai tay đỡ cuốn sách trước trán, Hinh vẫn quỳ và thành kính đặt lên đó một cái hôn, rồi anh run run dở ra đọc :

"Hãy đi về phía Nam theo con đường một bên là cây và một bên là nước, cuối con đường có quán bia hơi và thịt chó ; đừng nhìn vào chốn đam mê ấy và đi thật chậm. Dọc đường sẽ có người hỏi :"Có đi không ?" thì đừng đi. Đó cũng là người cần lao chứ không phải ma quỷ cám dỗ, nhưng phải đành từ chối. Đi tiếp, sẽ gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt đã là vườn hoa nhỏ. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm bước từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất để "tìm cái này". Cứ thế…chỉ cần một lúc sau,anh sẽ có được thiên hạ."

Hinh ấp cuốn Đạo thư vào ngực tức tưởi : "Trời ơi,bảo bối, bảo bối…". Hinh sung sướng hét toáng lên. Tiếng anh vang rất to trong đêm và lúc ấy Hinh mới biết mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trời ơi, tại sao những điều anh nung nấu trong tâm can bấy lâu nay lại được giải đáp trong mơ. Anh sung sướng và cảm động đến mức nước mắt giàn giụa. "Ôi chúng sinh nhọc nhằn và tăm tối của ta, bảo bối này sẽ soi sáng đường chúng ta đi…"

Sáng hôm sau, Hinh thành kính chuẩn bị lên đường. Quần áo tươm tất ,mũ miện đàng hoàng. Trước nhà anh có một đại lộ chính Nam, có lẽ đúng là con đường này nên anh dấn bước ra đi. Một bên cây và một bên nước, hay một bên rừng một bên biển. Anh cứ đi, qua vài đoạn phố nữa thì anh thấy mình đi đúng con đường men theo cái hồ. Và giữa phố có hàng bia hơi thịt chó mà vài lần anh cũng đã bị cuốn vào đó. Ôi sự linh nghiệm không sai một dấu phẩy. Đường phố trong veo, lui cui mấy chiếc xe đạp chở kẹo bánh, than tổ ong đi bỏ mối cho các hàng nước vỉa hè, lọc cọc đôi chiếc xích-lô cà tàng đi tìm khách. Vài cô gái điếm vật vờ.

- Có đi không ?

Một cô gái điếm rủ rê. Hinh nhớ đến giấc mơ mà thấy lạnh xương sống ; trong mơ cũng ba chữ ấy. Đến cuối phố, Hinh thấy một ki-ốt sách báo thật ; chủ quán vừa mở cửa. Tại sao có sự kỳ diệu thế này, khi tỉnh anh nào có biết chỗ này có một quán sách ? Đi tiếp gặp một ki-ốt sách báo nên rẽ trái, trước mặt là vườn hoa nhỏ. Hinh liền rẽ trái, đi một đoạn qua các cửa hàng bách hoá đã thấy vườn hoa Mùa Xuân.

Kẻ hành đạo không chần chừ đắn đo, đi tới giữa vườn hoa, lòng ngây ngất hơi men, một nửa muốn bay lên, một nửa trì xuống. Mắt Hinh hoa lên, đâu Thiên Thần, đâu Địa Thánh, không biết con đang đứng giữa Địa đàng hay mặt đất. Rồi anh chợt tỉnh lại..."Tìm cái này" là tìm cái gì , anh không hiểu nhưng không dám nghi ngờ lời vàng ngọc của đấng Tiên tri. Vườn hoa nằm cạnh đại lộ, lúc này đang vắng hoa, chỉ có mấy ông già tập thể dục muộn, dăm chàng thanh niên đá bóng và một tốp học sinh cấp ba đi học sắp qua. Bây giờ anh phải khom người xuống, đi chậm từng bước một, mắt nhìn xuống mặt đất… Hinh vừa cúi lom khom chăm chú tìm kiếm vừa lẩm nhẩm đọc. Anh như bị thôi miên, không biết mình đang tìm cái gì, nhưng anh cứ trung thành với lời chỉ gíáo, người cúi lom khom, mắt dán xuống đất và bước từng bước một chậm rãi.

Những người đang qua đường lấy làm lạ. Bắt đầu là nhóm học sinh cấp ba, mấy đứa con trai vốn hiếu kỳ đi đến và tự hỏi, không biết ông kia tìm cái gì nhỉ ? Chúng không thể tự giải đáp được.

- Anh ơi, anh tìm cái gì đấy ?

Hinh mải mê không hề nhìn lên, chỉ buột miệng trả lời :

- Tìm cái này.

Đối với chúng, câu trả lời ấy, làm ngứa ngáy chân tay. Nhất định cha này mất nhẫn, dây chuyền hay hạt xoàn gì đó thôi, chúng mình mà vớ được thì hay lắm.

Thế là cả bọn, cặp sách dồn lại một đống, nhảy vào cuộc tìm kiếm. Khi cả một đám người bò ra sục sạo tìm kiếm thì sự lạ càng tăng lên hàng chục lần. Người đi qua vườn hoa không bao giờ hết, dân lang thang thất nghiệp, dân nhà quê bỏ ra thành phố kiếm cơm…đang đói rách hy vọng vớ được một chút may mắn, những người này đi đến và không thể không hỏi:

- Tìm cái gì đấy ?

Lần này thì tụi trẻ con đã mau miệng trả lời :

- Tìm cái này !

Câu này đối với người lớn làm ngứa ngáy đầu óc. Thế là họ bỏ cả gồng gánh, xe cộ, nhảy vào quảng trường.

Rồi tiếp đến... Bây giờ là dân xích-lô, ba gác, dân ăn xin, trẻ mồ côi bán báo, dăm cô điếm, đám bụi đời móc túi nghe tin cũng tìm đến.

- Tìm cái gì đấy ?

- Tìm cái này.

Mả mẹ chúng nó, giấu như mèo giấu cứt. Nhất định là hạt xoàn, ru-bi, có lẽ tối qua tụi đào đá đỏ qua đây đánh nhau đổ ra một bị đá đỏ không chừng. Mẹ chúng nó, ông mà biết trước, ông rào lại, ông đuổi tất. Ông kia được một viên rồi hả , bắt nộp phạt, chúng mày !

Cứ thế...

Và số người hy vọng có một chút no ấm bò lê trên vườn hoa để tìm vật báu, đến lúc này đã đông như đàn kiến.

Hinh chợt nhận ra tiếng ồn của đám đông và anh ngạc nhiên đứng nhìn họ. Hoá ra thiên hạ đang bu lại xung quanh mình. Một lúc sau anh sẽ có được thiên hạ. Hinh sung sướng đến rơm rớm nước mắt và mãn nguyện ra về.

Cái đám đông ấy cứ như dòng nước trong lòng sông, trôi đi chứ không cạn. Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm, để họ trở thành một dòng nước.

Trưa.

Rồi chiều.

Và... vẫn còn đám đông xúm xít giữa vườn hoa Mùa Xuân.

Nguồn : https://www.facebook.com/trongkien.tyk/posts/1173497582805833

Việt Nam: Giữa hai lằn đạn trong cuộc đối đầu Mỹ -Trung Cộng

Published: 17/12/2018 | By: VQ1

A) Bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng 
Hình minh họa (internet)
Dường như nhờ vào sự quen biết những đảng viên cao cấp đảng cộng sản Trung quốc gốc Do Thái như Silney Shapiro, Israel Epstein, Virginius Frank Coe… mà năm 1971 ông Henry Kissinger – ngoại trưởng Mỹ- bí mật qua Trung Cộng để dàn xếp cho cuộc gặp gở giữa Tổng Thống Nixon với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông vào năm 1972. Thực chất cuộc gặp này là hai nước Mỹ -Trung toan tính chuyện phân chia lại quyền lợi toàn cầu, giao biển Đông và Đông Nam Á cho Trung Cộng cai thầu, đem Trung Cộng thay chỗ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài loan) tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc và bán đứng, bán rẽ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa vào tay Cộng Sản Bắc Việt qua hiệp định  Paris 1973 ngõ hầu Mỹ rút quân ra khỏi Đông Dương trong hòa bình và danh dự. Mặt khác Hoa Kỳ khai dụng sự mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Liên Bang Sô Viết trong việc tranh chấp vị thế cầm đầu trong hệ thống Cộng sản quốc tế, tranh chấp biên giới giữa Liên Sô-Trung Hoa để kéo Trung Cộng vào chung quỹ đạo. Năm 1990 Liên Sô sụp đổ, chủ nghĩa Cộng sản cáo chung, chiến tranh lạnh chấm dứt Hoa Kỳ nghiễm nhiên trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới trong khi Trung Cộng vẫn duy trì đảng Cộng sản ở vị thế lãnh đạo dân tộc Trung Hoa (đông dân nhất thế giới) với chủ trương thực hiện chủ nghĩa xã hội đặc sắc kiểu Trung quốc.
Thời bấy giờ Hoa Kỳ không quan tâm mấy chủ nghĩa xã hội đặc sắc này. Nhiều nhà tư bản Mỹ đầu tư, mở hãng xưởng tại Trung Cộng, kiếm lợi nhuận dựa trên giá nhân công rẻ và trên một tỷ người tiêu dùng. Sau thế chiến thứ hai và chiến tranh lạnh giữa chủ nghĩa Tư Bản và chủ nghĩa Cộng Sản Hoa Kỳ đã hợp tác, giao thương thành công với đối tác Nhật Bản và Đức quốc. Trong chiều hướng đó Hoa Kỳ hy vọng một khi  nước Tàu vững mạnh về kinh tế, dân tình thoát ra khỏi đói nghèo, rách nát do cách mạng đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông mang lại thì tư duy Cộng sản (của người dân và giới lãnh đạo) sẽ thay đổi. Thời nào cũng vậy người Mỹ chủ trương không có ai là kẻ thù tryền kiếp mà cũng không có ai là bạn bè, đồng minh muôn đời nên giao thương trên mọi lĩnh vực với đối tác, quyền lợi của Hoa Kỳ phải là ưu tiên và quan trọng. Khác với người Mỹ thực dụng, người Tàu thâm thúy hơn. Câu nói ‘Bất luận mèo trắng hay mèo đen mèo nào bắt nhiều chuột thì sẽ được” …. (tuyên dương hay trọng dụng) của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc Đặng Tiểu Bình quả tình rất lắc léo và mang nhiều hàm ý. Để xây dựng nên một nước Tàu hùng mạnh theo cách của Tư bản hay cách của Cộng sản đều được hoan nghênh. Để xây dựng nênđế chế Cộng sản Trung hoa vỹ đại theo cách xét lại hay cải cách, theo tiến lên thế giới đại đồng hay chủ nghĩa xã hội đặc sắc đều được tán dương. Giao thương giao hảo giữa hai đối tác Mỹ-Trung quả thật đồng sàng nhưng dị mộng. Hoa Kỳ và phương Tây giao thương với Trung Cộng trước hết là để kiếm lợi nhuận nhưng quan trọng hơn cả là mang những thành tựu khoa học về sản xuất, Y khoa phục vụ nhân loại trong tương tác tự do mậu dịch, hai bên cùng có lợi. Ngược lại Trung Cộng chủ trương kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội đặc sắc kiểu Tàu phù. Để vận hành nền kinh tế (dân số xấp xỉ 1.4 tỷ người)  Trung Cộng chấp nhận hai thành phần kinh tế: Quốc doanh và Tư bản tư nhân. Trong các xí nghiệp tư nhân vẫn có đảng ủy, chi bộ đảng Cộng sản trông coi và kiểm soát công nhân. Trung Cộng chưa hề có công đoàn độc lập để khi cần thì công nhân đứng lên tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx (4.5.2018) chủ tịch đảng Cộng sản (được bầu vĩnh viễn) kiêm chủ tịch nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình tuyên bố “…Trung Cộng tiếp tục giương cao ngọn cờ Mácxit” trong khi cố vấn đảng CSTQ Vương Hổ Ninh khẳng định “Tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21” như thế lãnh đạo Trung hoa đỏ hiện nay vừa mang bản chất độc tài cố hữu của Cộng sản vừa mang tính hoang tưởng phong kiến Tần Thủy Hoàng thời xa xưa. Đề cao chủ nghĩa Hán tộc cực đoan không xóa được mặc cảm Đông Á Bệnh Phu (thời bát quốc liên quân xâu xé Trung hoa) mà còn gây tang tóc cho các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương và các nước láng giềng Việt Nam, Lào và Cam Bốt…Có thể nào ông Tập Cận Bình quên lời căn dặn của Đặng Tiểu Bình trước khi mất. Có thể nào TCB phớt lờ những đóng góp to lớn của cú đêm Henry Kissinger (hơn 80 lần qua Bắc kinh kể từ 1971)  mà sớm thể hiện Giấc Mộng Trung Hoa làm cho thế giới hoảng sợ và va chạm (nẩy lửa)  quyền lợi của Hoa Kỳ.
B) Đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng
“Trung hoa mộng” của Tàu Cộng trong thời đại mới thể hiện qua những niên biểu như sau: Năm 2025 hoàn thành kế hoạch Made in China. Năm 2030 Tàu Cộng sẽ thống kết lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo Trung hoa với các tỉnh, bang, khu tự trị, đặc khu kế cận (như VN) hoặc ở xa tại các châu lục khác và kinh tế thì vượt trội Hoa Kỳ, xếp hạng nhất thế giới. Năm 2049 sẽ thống trị toàn cầu, sắp đặt lại trật tự thế giới theo cảm quan phong kiến của đế chế Trung hoa.Tàu Cộng biến giấc mơ thành sự thật bằng cách lợi dụng giao thương (văn minh, lành mạnh và tuân thủ luật lệ)  của Hoa Kỳ cũng như lấy cảm hứng từ con đường tơ lụa  thời đi biển xưa mà Tập Cận Bình đề xướng, thực hiện kế hoạch một VÀNH ĐAI một CON ĐƯỜNG để xâm lược toàn cầu trên cả hai lãnh vực kinh tế và quân sự. Trước hiểm họa của nhân loại nêu trên, để ngăn chặn sự tác quái của con rồng đỏ Trung hoa, người dân Hoa Kỳ đã trao trách nhiệm cho ông Tổng Thống Trump và đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử lịch sử vào tháng 11 năm 2016. Nói một cách ngắn gọn Hoa Kỳ hiện nay là cường quốc đã được thiết lập và Trung cộng là cường quốc đang trổi dậy và tìm cách soán ngôi. Trong 500 năm qua lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều (16)  cuộc “soán ngôi” như thế, trong đó có 12 cuộc đối đầu kết thúc bằng chiến tranh. Hoa Kỳ đã có nhiều kinh nghiệm khi đối đầu với Liên Sô (chính trị, an ninh, chạy đua vũ trang mà không có kinh tế) Nhật Bản (chỉ đơn thuần cạnh tranh kinh tế) cũng như phế truất những người lãnh đạo độc tài trên thế giới bằng quân sự và vô hiệu hóa hoạt động, ảnh hưởng của khủng bố Hồi giáo quá khích. Ngày nay với Trung Cộng, Hoa Kỳ đang khai triển một cuộc đối đầu rộng rải và toàn diện.
a) Chiến tranh thương mại Thương chiến nhằm để ngăn chận những bí quyết thương mại ma mãnh của Tàu Cộng:
– Hàng nhái, hàng giả: Phòng thương mại Hoa Kỳ cho biết khoảng 86 phần trăm số hàng nhái trên thế giới hiện nay xuất xứ từ Made-in-China.. Doanh thu từ nghành hàng nhái, hàng giả đem về cho Tàu Cộng khoảng 396 tỷ USD hàng năm. Trong khoảng từ 2005 -2014 đơn từ khiếu nại vi phạm bản quyền tại Trung Cộng tăng từ 09 đơn lên đến trên 130 ngàn đơn trong khi vụ án làm hàng giả tăng từ 10 vụ lên hơn 11 ngàn vụ.
– Cạnh tranh thương mại không lành mạnh và công bằng. Cuộc điều tra của đại diện thương mại (USTR)  và bộ Tài Chánh Hoa Kỳ dẫn đến kết luận: Hoạt động thương mại của Tàu Cộng không lành mạnh và công bằng như bán phá giá, xử dụng những hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài để chèn ép các nhà đầu tư Mỹ. Áp đặt các điều khoản không công bằng đối với công ty Mỹ, hướng các khoản đầu tư từ Hoa Kỳ vào các nghành công nghiệp chiến lược và hổ trợ việc tấn công không gian mạng. Tàu Cộng là nước công nghiệp áp dụng những quy định hạn chế nhất thế giới đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty Tàu Cộng được tự do đầu tư vào Mỹ và phương Tây nhưng các công ty Âu Mỹ không được đầu tư vào các lãnh vực Ngân hàng, Viễn thông, năng lượng, truyền thông của Tàu…(vận hành bởi kinh tế Quốc doanh).
-Đánh cắp sở hữu trí tuệ: Theo báo cáo của Ủy ban sở hữu trí tuệ thuộc cục nghiên cứu châu Á thiệt hại hàng năm do đánh cắp sở hữu trí tuệ đối với nền kinh tế Mỹ có lên đến 600 tỷ USD. Tàu Cộng xử dụng nhiều chiến thuật thâu tóm thông tin, buộc các công ty nước ngoài hợp tác với các công ty trong nước (Tàu)  chuyển giao công nghệ cũng như bí quyết để Tàu Cộng có thể dể dàng tiếp cận thị trường.Theo khẩn báo của Tòa Bạch Ốc Tàu Cộng có khả năng truy cập dữ liệu vào máy tính của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và thường để đánh cắp thông tin từ những doanh nghiệp này.
– Thuế quan  Tiến hành chiến tranh thương mại với Tàu Cộng là Mỹ muốn phá vỡ cấu trúc chinh trị của Tàu. Nguyên nhân chính của sự thâm hụt thương mại xuất phát từ hệ thống cấu trúc này (kinh tế thị trường định hướng theo CNXH hay chủ nghĩa tư bản nhà nước)  mà qua đó đảng Cộng sản Tàu chi phối, can thiệp sâu vào mọi ngõ nghách của các tập đoàn doanh nghiệp. Phát súng khai hỏa mở màn cho cuộc (đối đầu hay chiến tranh toàn diện)  là áp đặt thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung quốc. Đến lúc Hoa Kỳ áp thuế 10 phần trăm lên 200 tỷ USD và dọa sẽ tăng lên 25 phần trăm vào đầu năm 2019 thì Tàu Cộng đề nghị hưu chiến. Hai bên (Tập Cận Bình và phái đoàn và T.T Trump và phái đoàn)  gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina vào tối thứ Bảy ngày 1/12/2018 cùng đi đến thỏa thuận 90 ngày đàm phán (từ 1/12/2018)  về những vấn đề nêu trên và các lãnh vực khác. Trong cuộc gặp này ông Tập và ông Trump ví như kẻ cắp gặp bà già (thứ thiệt)  thì kế câu giờ của Tàu Cộng kể như tiêu tan khi Tổng Thống Hoa Kỳ bổ nhiệm Đại diện thương mại Mỹ -Luật sư Robert Lighthizer – làm trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ.Ngoài ra Hoa Kỳ đạt được thắng lợi đáng kể tại G20 khi các nước tham gia đồng thuận cải tổ Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO, qua đó nền kinh tế Trung Cộng định hình là kinh tế phi thị trường tự do và Trung Cộng không được hưởng những ưu đãi của quốc gia đang phát triển.
b) Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương
Thời gian gần đây trên các trang báo mạng (Việt ngữ) xuất hiện những cụm mỹ từ như chuỗi ngọc trai hay tứ giác kim cương. Thực tình chuỗi ngọc trai là tên gọi hệ thống cảng biển và tuyến hàng hải mà Tàu Cộng đang và sẽ xây dựng ở các nước (ngoài Trung quốc) trong vùng Đông Á sang Nam Á đến Phi Châu. Tứ giác kim cương là thuật ngữ nói về chiến lược Ấn độ – Thái bình dương tự do và mở rộng do Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản chủ trương để ngăn ảnh hưởng lan rộng của Tàu Cộng trên con đường xâm chiếm nước khác qua hình thức bẫy nợ. Chiến lược Ấn độ- Thái Bình dương (Free and open Indo – Pacific Strategy) có mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao cho các nước trong vùng Ấn độ, Thái bình dương bao trùm luôn cả vùng Trung Cộng đang cố tạo ảnh hưởng. Trong khi một vành đai, một con đường do Tập Cân Bình đề xướng khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái bình dương (Free Trade Area of the Asia Pacific –FTAAP) có trị giá 900 tỷ USD nếu hoàn tất sẽ liên kết các nền kinh tế có 60 phần trăm dân số toàn cầu. Kế hoạch một vành đai, một con đường có mục tiêu nối đường bộ và đường biển tới 64 nước trên thế giới:
–  Đường bộ: Xây dựng tuyến hỏa xa hiện đại nối vùng duyên hải của Trung Cộng với Tây Á,Trung Á và châu Âu.
–  Đường biển: Từ Trung Cộng qua cảng Hải phòng của Việt Nam, xuống Biển Đông, vượt eo biển Malacca ra Ấn độ dương, châu Phi qua biển Hồng hải vào Địa Trung hải cuối cùng cũng đến châu Âu.
Điểm khác biệt giữa hai chiến lược trên là các nước trong vùng Ấn độ – Thái bình dương sẽ được 4 nước viện trợ, cho vay không lãi hoặc lãi nhẹ để xây dựng cơ sở hạ tầng mà người thực hiện việc xây dựng là chính công nhân các nước đó. Trái lại Tàu Cộng cho vay với lãi xuất cao, thực hiện công trình xây dựng cơ sở hạ tầng là nhân công của Tàu, người Tàu và khi không trả được vốn lẫn lời vay Trung Cộng sẽ xiết nợ bằng chiếm cứ công trình, lãnh thổ, bến cảng ….
Mức độ gay gắt trong cuộc đối đầu này bạn có thể tìm thấy trong diễn văn của phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence tại viện Hudson vào đầu tháng 10.2018 và tại diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình dương (APEC) tại đảo quốc Paua New Guinea vào hai ngày 17, 18 tháng 11.2018. Kết quả trước mắt là một vài nước Phi Châu, các đảo quốc nhỏ trong vùng Thái Bình Dương đã gặp phải thảm họa bẩy nợ từ một vành đai, một con đường của Tàu Cộng.
c) Mỹ -Trung đối đầu ở Biển Đông
Được sự bật đèn xanh của Hoa Kỳ trong cuộc gặp Nixon, Kissingger – Chu Ân Lai tại Trung Cộng năm 1972 tức thì Tàu Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (chủ quyền của VNCH) vào năm 1974, xâm chiếm đảo Gạc Ma và các đảo khác trong quần đảo Trường sa của VN vào năm 1988 và các năm kế tiếp. Lợi dụng chiến lược xoay trục về châu Á của Mỹ thời hành pháp OBAMA, một chiến lược yếu xìu, mềm dẽo, vô thưởng vô phạt nên Trung Cộng đưa dàn khoan HD 981 vào Biển Đông làm bình phong, tập trung phương tiện, sức lực để bồi đắp (nhân tạo) xây dựng các căn cứ trên quần đảo Trường sa, cũng như ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên các đảo đã xâm chiếm, vẽ ra đường lưỡi bò chín đoạn, xem Biển Đông là ao nhà. Những hành động bạo ngược trên của Tàu Cộng minh thị Giấc Mộng Trung Hoa (bá chủ thế giới) thể hiện qua kế hoạch thâm sâu “Một vành đai Một con đường” (đường biển) của Tập Cận Bình. Nhưng những toan tính của Trung Hoa đỏ đã và đang gặp phải “Vạn Lý Trường Thành” trên biển của Hoa Kỳ. Một vài căn cứ quân sự cố định (của Tàu) có nhằm nhò chi với sức mạnh hiện đại của Hải quân Mỹ. Hoa Kỳ xem sự xâm chiếm trái phép Biển Đông của Trung Cộng như là thách thức nghiêm trọng Quyền lợi của Mỹ và tuyến lưu thông hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới. Tháng 10/2018 vừa qua Tổng Thống Hoa Kỳ đã ký luật National Defence Authorization Act 2019 (NDAA). Đạo luật ủy quyền Quốc phòng (đã được Hạ viện và Thượng viện biểu quyết thuận trên 80 phần trăm) có trị giá 716 tỷ USD làm kinh phí và tài nguyên để ngăn chặn các hoạt động xâm chiếm đật đai, biển đảo của Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á. Như thế trong năm tới, song hành với chiến tranh thương mại Mỹ có thể tiến hành chiến tranh quân sự với Tàu Cộng mà mặt trận khởi đầu từ Biển Đông và lãnh thổ, biển đảo, lãnh hải của Việt Nam. Biển Đông –Trung Cộng đã gặp tay “sen đầm quốc tế” Donald Trump thứ thiệt, khác xa thời Obama vô tích sự những năm trước đây.  Trong một năm 2018 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đến Việt Nam hai lần (khác thường so với các quốc gia khác) và trước khi tham dự các Hội Nghị Quốc tế tổ chức tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (vào trung tuần tháng 11/2018) phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence đã bay qua thị sát các đảo nhân tạo của Tàu là minh chúng sự quyết tâm và cứng rắn của Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu.
d) Đối đầu Mỹ – Trung trên các lãnh vực khác.
Thời gian gần đây Mỹ đã bắt giữ, kết án những tay tình báo Trung Cộng hoạt động trong lãnh địa hoặc ngoài Hoa Kỳ, vô hiệu hóa các viện Khổng Tử của Tàu tại Mỹ, kiểm tra và ngăn chặn việc đánh cắp kỹ thuật công nghệ cao của những nhà nghiên cứu, học giả Trung quốc (đa số là sĩ quan quân đội) đang tác nghiệp tại Mỹ.  Tháng 4/2018 Hoa Kỳ đã trừng phạt công ty ZTE của Tàu và đưa nó đến bờ vực phá sản. Ngày 1 tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ chính quyền Canada đã bắt và đưa ra tòa bà Meng Wanzhou (Mạnh Văn Châu) giám đốc tài chính của Huawei Technologies CO với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ đối với Iran.  Người sáng lập công ty Huawei (vào năm 1987) là ông Nhậm Chính Phi đã từng là sĩ quan tình báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.  Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai Thế giới sau Samsung Electrionics. Huawei có vai trò quan trọng trong sáng kiến hiện đại hóa công nghiệp Made in China 2025 và là trung tâm cho những nổ lực của Trung Cộng để thực hiện dịch vụ không dây thế hệ 5. 5G là rất quan trọng đối với các lãnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, công nghệ xe tự hành…Tóm lại tiểu mục (d) là Hoa Kỳ muốn ngăn chận và phá sản kế hoạch Made in China 2025 của Tàu cùng với các mục khác là làm cho Tập Cận Bình hiểu rằng Giấc Mộng Trung Hoa của ông ta cũng viễn vông và hoang tưởng như “Trường sinh bất tử” của bạo chúa Tần Thủy Hoàng năm xửa năm xưa.
C) Việt Nam giữa hai lằn đạn trong cuộc đối đầu Mỹ- Trung 
Từ khi thành lập cho đến nay đảng Cộng sản VN chưa bao giờ đứng vững trên đôi chân của mình, chỉ mượn danh nghĩa Dân tộc gây ra nhiều cuộc chiến tranh không nên có trong quá khứ và từ 1990 đến nay chóp bu Bộ chính trị Đảng đã trở thành tay sai của Tàu Cộng, cõng rắn cắn gà nhà, đưa Việt Nam vào tròng Bắc thuộc, Hán hóa của Trung Hoa đỏ. Dân tộc Việt Nam gồm những người yêu nước ở Hải ngoại, ở Quốc nội (kể cả những đảng viên Cộng sản VN) căm ghét Tàu Cộng, đang đấu tranh chống lại việc bán nước của đầu nậu CSVN nên rất đồng tình, ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu có tầm vóc quốc tế này.  Việt Nam đang ở trong tầm ngắm thâm thủng mậu dịch thương mại của Hoa Kỳ, nếu để cho các hảng xưởng ở Trung Cộng di dời (tránh thuế quan của Mỹ) qua những đặc khu mà hai đảng Cộng sản đã toan tính từ lâu nay thì quả là đại họa.Việt Nam nên tỉnh táo, sáng suốt chọn lựa một trong hai chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hay chiến lược bẫy nợ (Một vành đai, một con đường) của Trung Cộng để sống còn và phát triển đất nước. Việt Nam là đầu cầu con đường tơ lụa (đường ra biển) của Trung Cộng. Nếu có chiến tranh quân sự (giữa Mỹ và Trung Cộng) ở Biển Đông thì Việt Nam lãnh đủ những hậu quả khốc liệt về các mặt lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo và con người.
Diễn văn của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trước diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng VN mùa hạ năm 2017 đề cập (khái quát chính sách ngoại thương) đến điểm chính yếu là Hoa Kỳ giao thương với các quốc gia có chủ quyền trên căn bản có qua có lại, hai bên đều có lợi.  Diễn văn của Tổng Thống Mỹ trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc thời gian qua kêu gọi Thế giới từ chống lại đến xóa sổ chủ nghĩa xã hội (các nước xã hội chủ nghĩa) toàn cầu. Xóa sổ chủ nghĩa xã hội bằng hai cách, một là Hoa Kỳ và Đồng minh vận dụng sức mạnh tổng hợp của mình áp lực các nước theo CNXH phải từ bỏ độc tài, đảng trị chuyển đổi qua dân chủ đa nguyên, hai là Hoa Kỳ và Thế giới Tự do thúc đẩy và hỗ trợ người dân các nước XHCN tự đứng lên đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Cuộc đối đầu toàn diện Mỹ – Trung cùng mang Ý NGHĨA tương tự. Trong chiều hướng đó, phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam các đảng phái quốc gia chân chính, những người Việt Nam yêu nước (quan tâm đến tiền đồ Tổ quốc và vận mệnh Dân tộc) ở trong cũng như ngoài nước VN nên kết hợp lại cùng đứng lên trong Liên Minh Độc lập Dân Chủ để đấu tranh xóa sổ đảng Cộng sản VN lấy lại chủ quyền dân tộc, chống Tàu Cộng xâm lăng, bão vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo và xây dựng nền dân chủ thực sự cho VN trong thời gian tới đây. Mong thay !
Việt quốc NAM PHƯƠNGKỷ niệm 91 năm ngày khai sinh VNQDĐ25/12/1927 –25/12/2018

vài nét suy tư về thảm trạng nhân quyền ở VN

Chào mừng 70 năm ngày quốc tế nhân quyền (10/12/1948 - 10/12/2018) và vài nét suy tư về thảm trạng nhân quyền ở VN.



                                          Ảnh kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền năm 2011.
Vũ Mạnh Hùng (10/12/18)
1. Về góc độ cá nhân mỗi con người trong xã hội.
Bức tranh thảm trạng nhân quyền ở VN cho chúng ta thấy khi những quyền cơ bản của con người bị tước đoạt dẫn đến cái quyền tối thiểu của không ít người là quyền sống cũng bị tước đoạt một cách trắng trợn.

Mặt khác, nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền không chỉ đến với người dân mà còn đến với bất cứ ai trong hệ thống cầm quyền. Chỉ có khác nhau của hai loại nạn nhân này ở chỗ : Những người dân lương thiện là nạn nhân vô tội, còn những kẻ có quyền lực trong hệ thống cầm quyền độc tài độc trị gặp hạn phe nhóm vừa là thủ phạm của nhân quyền vừa là nạn nhân.

2. Về toàn cảnh xã hội

Khi quyền con người không được tôn trọng và không được bảo vệ thì dẫn đến sự thật không được tôn trọng thành ra hầu hết số đông phải nói dối để sống. Một xã hội sống trong sự dối trá là môi trường thuận lợi cho mọi tệ nạn, quốc nạn phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Khi những quyền cơ bản của con người bị tước đoạt, thì mọi người sống trong một đất nước như thế chẳng khác nào sống trong một cái ao tù, đất nước không bao giờ ngóc đầu dậy được.

Tranh đấu cho dân chủ nhân quyền là tranh đấu cho cái gốc của mọi sự bất hạnh của người dân do hệ thống cầm quyền độc tài, độc trị gây ra

Tôi không tin và không kỳ vọng vào bất cứ lời nói nào, sự lãnh đạo nào, nhà cầm quyền nào của chế độ mà khi những tù nhân lương tâm vẫn còn bị bỏ tủ và giam giữ.

Khi mà luật pháp không được minh bạch, vẫn bị chà đạp, những tù nhân lương tâm chưa được trả tự do thì chúng ta cứ yên tâm những gì mà nhà cầm quyền độc tài thể hiện vẫn chỉ là đạo đức giả. Chúng ta vẫn phải tiếp tục sống trong một cái "ao tù" đầy các loại trùng độc,rác rưỡi bẩn thỉu, hôi thối, ngột ngạt,

Muốn có tự do, môi tường sống trong lành, bản thân mỗi người trước hết phải thoát được tư tưởng nô lệ.

Nguồn : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1045081859031721&set=a.116958901844026&type=3&theater


Còn CS là còn lụn bại, còn CS là luôn thường trực nguy cơ mất nước, điều này ai cũng thấy. ĐCS muốn bảo vệ sự độc quyền cai trị của mình, thì ắt nó phải hy sinh nhiều thứ. Những thứ nó hy sinh ấy là của nhân dân, là của đất nước chứ không phải của nó.

Về kinh tế thì CS đã và đang gây nên núi nợ công cao chót vót. Họ tước bỏ của người dân một cuộc sống tiện nghi và chất lượng bằng cách đánh thuế vô tội vạ. Nông nghiệp nước nhà đã không được các chính sách nhà nước bảo vệ, mà ngược lại lại, nhà nước này còn xả cửa cho nông sản Tàu đánh chết. Công nghiệp thì vẫn con số zero tròn trĩnh. Đã 73 năm cầm quyền, thời gian quá lâu nhưng Việt Nam không chế tạo nổi con ốc đủ tiêu chuẩn. Đào than lên bán cũng thua lỗ, hút dầu lên bán cũng thua lỗ, đào vàng lên bán cũng thua lỗ vv... Để mất biển làm ngư dân mất ngư trường xa bờ, còn lại ngư trường sát bờ thì cho xả thải làm cá chết biển nhiễm độc vv... Về kinh tế, CS chỉ có phá không thấy xây dựng.

Về chính trị thì họ dùng thủ đoạn để bảo vệ sự độc quyền cai trị của họ. Họ tước quyền chính trị của dân, và tất nhiên, họ cũng tước bỏ quyền con người của dân luôn. Dân bất lực trước những khó khăn kinh tế đảng mang lại, dân cũng bất lực trước các chính sách thân Tàu của đảng. Cho nên số phận đất nước bị thả nổi, chẳng còn một trở lực nào để cản nó khỏi lụn bại về kinh tế, và cũng chẳng thế lực nào có thể khuyên đảng né bẫy Trung Cộng được.

Về an ninh thì chính quyền CS phân làm 2 loại rõ ràng, an ninh cuộc sống cho nhân dân và an ninh chính trị cho đảng. Một siết chặt và một thả nổi.

An ninh cho dân bị thả nổi, chính lực lượng lượng công an là thành phần xem thường luật pháp nhất. Họ tự do giết người trong lúc tạm giam, họ tổ tức đánh bạc online, họ giả dạng côn đồ gây tội ác với người bất đồng chính kiến, họ nuôi xã hội đen làm tay sai, họ bảo kê cho các tổ chức tội phạm vv..

Còn lại, công an chỉ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho đảng. Họ sẵn sàng làm những điều dơ bẩn nhất để ngăn cản người dân cất lên tiếng nói của sự thật. Họ cho người canh cổng nhà dân vào các ngày lễ vv... Để bảo đảm an ninh cho Đảng, họ làm mọi giá bất chấp hiến pháp và luật pháp.

Về an ninh quốc phòng. Việt Nam cần phải lo bảo đảm an ninh quốc gia với láng giềng Trung Quốc chứ không phải đảm bảo an ninh quốc phòng mà chỉa vào dân, vì dân không hề đe dọa an ninh quốc phòng. Thế nhưng Đảng đã làm gì để bảo vệ đất nước? Không làm gì cả, đảng không phòng thủ gì trước Trung Quốc. Liên tục nhượng bộ và để biển đảo mất dần vào tay Tàu, biển Đông vốn là của Việt Nam nhưng nay Đảng đã bỏ ngỏ không cần bảo vệ nữa và tất nhiên mất và sẽ mất sạch.

Đó là thực tế những gì chính quyền này đã làm, nó được khẳng định qua lời nói của ông Nguyễn Phú Trọng: "Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế”. Đấy là một thông điệp rõ ràng. Nói thẳng ra thông điệp ấy thế này: "dù cho bọn dân đen chúng mầy có bới rác mà ăn thì cũng chẳng quan trọng gì cả. Với bọn tao, chỉ có bảo đảm sự độc quyền cai trị là trên hết" thế thôi. Sẽ không có nhượng bộ nào vì quyền lợi nhân dân hay vì quyền lợi đất nước cả. Không bao giờ.

Trên thế giới chỉ còn có một mình ĐCS Trung Quốc là mạnh nhất, ĐCSVN chủ trương dựa người "anh em" của nó chứ không dựa vào dân. Như vậy, việc sống còn của mình là dân tự liệu. Đừng hy vọng CS đứng chung cùng nhân dân trong vấn đề đất nước.

Tôi không kỳ vọng VN bây giờ có 1 Gorbachev như ở Liên Xô!

Vũ mạnh Hùng


    Một người bình thường chỉ cần quan tâm một chút, nhìn ra thế giới văn minh và tự tổng kết thực trạng của VN hôm nay có thể thấy XH nó phát triển một cách què quặt, quái dị trên mọi lĩnh vực. Với sự ngao ngán sống dưới chế độ độc tài đảng trị hiện nay, mọi người đều có những ước muốn cho sự thay đổi, trong đó vẫn có không ít người kỳ vọng ở VN sẽ xuất hiện một Gorbachev như ở Liên Xô.

    Tôi thì không mơ và không hề kỳ vọng điều đó. Bởi Gorbachev xuất hiện ở LX là thời kỳ nguyên bản cả về chính trị và kinh tế của chế độ XHCN (thời bao cấp), cơ chế độc tài chưa đủ sàng lọc nhiều những người có lương tri trong hệ thống cầm quyền. Và hệ thống cầm quyền cũng chưa bị tha hóa như thời “kinh tế thị trường định hướng XHCN” như ở VN, nên vẫn còn người có lương tri lên đến đỉnh cao quyền lực tỉnh ngộ như TBT ĐCS LX Gorbachev.

    Còn ở VN khi mô hình kinh tế XHCN bị sụp đổ vào năm 1986, người dân đói nghèo cùng kiệt, nền kinh tế như một bà lão ngấp ngoải. Nếu nhà cầm quyền CS kiên định mô hình kinh tế XHCN thêm thời gian nữa thì dân chết đảng cũng tiêu. Không còn cách nào khác để duy trì sự cai trị của mình, nhà cầm quyền CS buộc phải cởi trói kinh tế, chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường gắn với cái đuôi XHCN.

    Cái đuôi XHCN, cái đuôi của sự độc tài toàn trị nó kìm hãm, nó làm cho nền kinh tế thị trường méo mó nửa dơi, nửa chuột mà lại không có luật nào cho sự cai trị của đảng. Cái đuôi đó nó không chỉ làm cho bộ máy quyền lực bị tha hóa đến tột đỉnh mà ảnh hưởng đến toàn XH. Như mọi người bình thường ai cũng biết “không tham nhũng lấy đâu tiền chạy chức chạy quyền”. “Chạy” được chức được quyền rồi làm sao phải thu hồi được vốn và sinh lời để tiếp tục ngoi tiếp đến đỉnh cao quyền lực ... Nếu những người có lương tri, có tâm có tầm thì ai có thể đi làm được chuyện bất lương, đốn mạt đó.

    Vấn đề ở đây cần nói rõ thêm chạy chức chạy quyền thì chạy ai? Chắc chắn phải chạy những người có chức quyền cao hơn và những người có chức quyền cao hơn lại chạy những người có chức quyền cao hơn nữa. Để có quyền lực ngày một cao, tiền không chưa đủ mà phải có đủ thủ đoạn “mưu hèn kế bẩn” nữa mới ngoi lên được đỉnh cao của quyền lực độc tài. Nói tóm lại, những loại người phải có đầy đủ các yếu tố cặn bã ghê tởm vượt trội thì mới đủ khả năng đạp lên vai của thằng cấp dưới và hai tay bám chắt lấy đủng quần của thằng cấp trên, dìm chết những thằng ngang cấp muốn ngồi vào cái ghê của mình mới ngoi lên được.

    Nói như vậy để thấy nền kinh tế thị trường có cái đuôi XHCN nó tha hóa con người trong XH và hệ thống cầm quyền như thế nào. Quyền lực càng cao thì tính cặn bã trong con người càng trội, đừng kỳ vọng và có mơ cũng không bao giờ có một Gorbachev ở VN. Nên muốn có sự thay đổi XH thì mỗi người dân VN nói chung, đặc biệt là những người bất chấp mọi sự hy sinh nặng lòng với đất nước phải cùng nhau đoàn kết đòi lại cái quyền của mình bị tước đoạt.

Nguồn : https://www.facebook.com/manhhung.vu.566790/posts/1033987286807845