Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Tuyên bố Thủ Thiêm 4






I. Tình hình

Sau hai mươi năm ròng rã đợi chờ và đấu tranh đòi công lý, sau hai năm đợi chờ theo hứa hẹn của nhà nước, của bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân với câu nói nổi tiếng “tôi không gạt bà con đâu”, ngày 26 tháng 6 năm 2019, người dân Thủ Thiêm cùng với toàn thể quốc dân mới chứng kiến việc công bố bản thông báo của Thanh tra Chính phủ mang số 1041 TB-TTCP. Nội dung bản thanh tra này gồm hai vấn đề:

1. Khẳng định sai lầm, vi phạm cố ý của UBND thành phố HCM và các ban ngành kể cả trung ương đã không thực hiện dự án đô thị mới Thủ Thiêm theo quy hoạch của chính phủ, cố ý vi phạm pháp luật và các quy định của thủ tướng chính phủ; tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích băm nát dự án đô thị mới Thủ Thiêm thành các dự án bất động sản manh mún để kinh doanh kiếm lời.

2. Khẳng dịnh sai lầm, vi phạm nói trên đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 26 ngàn tỷ đồng và nhiều thiệt hại khác

Tuy nhiên, bản thông báo đã không đề cập gì đến việc 15 ngàn hộ dân bị di dời ở 5 khu phố 3 phường nằm ngoài ranh theo Quyết định 367; không đề cập gì đến 4,3 ha của phường Bình An nằm ngoài ranh qui hoạch; không đề cập gì đến 160 ha tái định cư biến mất; không đề cập gì đến việc 115 người dân ký tên khiếu kiện tập thể, một núi đơn khiếu nại kiện tụng của nhân dân Thủ Thiêm đã xếp xó.

Rõ ràng là: Thông báo thanh tra vẫn chỉ đề cập đến cách điều hành quản lý nhà nước trong nội bộ Đảng và nội bộ chính quyền mà không đề cập gì đến nguyện vọng và những khiếu kiện của người dân Thủ Thiêm. Thêm một điều khó hiểu: vì sao, sau khi đã có kết luận thanh tra thể hiện qua thông báo 1041 TB- TTCP, Thanh tra Chính phủ đã không làm công việc phải làm là chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý theo luật pháp? Ai cũng có quyền nghĩ rằng bản thông báo này chỉ có mục đích tiếp tục xoa dịu nỗi thống khổ của người dân theo kịch bản quen thuộc “cứt trâu để lâu hóa bùn” và cũng để phục vụ việc tranh quyền đoạt lợi trong nội bộ nhà cầm quyền.

Người dân Thủ Thiêm phải kêu gào kiện tụng đến bao giờ nhà cầm quyền mới trả lại mảnh đất mà cha ông họ đã khai phá canh tác từ xa xưa, đã được chinh quyền Thực dân Pháp và các chính quyền kế thừa chứng nhận? Chừng nào người dân Thủ Thiêm mới được bồi  thường thiệt hại mà chính quyền hiện nay đã gây ra trong 20 năm qua? Còn gì cay đắng và vô đạo hơn khi chính quyền tước đoạt mảnh đất mà trên đó đời ông đời cha và chính họ đã che giấu bảo vệ nhiều lớp người mệnh danh là “Cộng sản”?

II.  Nguyên nhân

Sự “kiêu ngạo Cộng sản” của những người lãnh đạo khi có chính quyền trong tay đã không còn đặt quyền lợi của người dân là trung tâm của mọi chính sách, áp đặt chính sách ruộng đất sai lầm phi thực tế, phản dân chủ phản tiến bộ.

Sự vụ lợi và vô trách nhiệm của nhiều tầng lớp lãnh đạo qua nhiều thời kỳ, đã thấy sai nhưng vì quyền lợi bản thân phe nhóm nên không chịu sửa. Khi đất nước chuyển qua kinh tế thị trường thì đất đai trở thành nguồn lợi to lớn, trong khi nguyên tắc mang tính hình thức “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” và thể chế lãnh đạo độc tôn đã tạo nên hệ thống tham ô làm giàu bất chính.

Tòa án xử theo nghị quyết của chính quyền sở tại, luật pháp thực thi tùy tiện trở thành công cụ bảo vệ bè lũ tham nhũng và đàn áp những người dân đen.

III. Tuyên bố

Trước tình hình trên , các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự có tên dưới đây, tuyên bố:

1. Chính quyền thành phố HCM phải khẩn trương giải quyết đơn khiếu nại của 115 người dân Thủ Thiêm, trả lại đất hoặc đền bù theo giá thị trường hiện nay cho những hộ nằm ngoài ranh qui hoạch; bồi thường hỗ trợ cho những hộ dân trong quy hoạch; trả lại 160 ha đất tái định cư cho dân để dân xây dựng lại nhà cửa ổn định cuộc sống.

2. Phải có luật sư độc lập do dân chọn làm đại diện trong ban bồi thường hỗ trợ tái định cư. Chính quyền phải thường xuyên đối thoại với dân giải quyết khiếu nại.

3. Phải chuyển ngay thông báo 1041 TB – TTCP ngày 26 tháng 6 năm 2019 cho cơ quan điều tra xử lý theo luật pháp. Phải trừng trị những ai đã vi phạm pháp luật gây đau khổ, mất đất mất nhà, thiệt hại về  tinh thần và vật chất cho người dân Thủ Thiêm dù những kẻ đó ở bất kỳ cấp nào, còn làm việc hay đã về hưu. Phải trừng trị những tên sử dụng quyền lực và cơ chế vơ vét tài sản làm giàu bất chính cho cá nhân và phe nhóm.

4. Phải sửa lại luật đất đai, xác lập chế độ đa sở hữu về đất đai bao gồm sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể, và sở hữu nhà nước. Xóa bỏ vĩnh viễn nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.
*** Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbothuthiem4@gmail.com
Bản Tuyên bố sẽ chấm dứt nhận chữ ký vào hồi 24h00  ngày 20/07/2019  (giờ Việt Nam) 
***
Ngày 07 tháng 7 năm 2019
A. Các tổ chức XHDS

1. CLB Lê Hiếu Đằng, Đại diện Lê Thân/Chủ nhiệm CLB
2. Diễn đàn xã hội dân sự, Đại diện Tiến sĩ Nguyễn Quang A
3. Nhóm Lập Quyền Dân, Đại diện Nguyễn Khắc Mai
4. Hội Bầu bí Tương thân: Đại diện Nguyễn Lê Hùng
5. Diễn Đàn Dân chủ Đuốc Việt, Đại diện: KS Lưu Hoàn Phố. Sản Jose, CA Hoa Kỳ
6. Nhóm Hoạt Động Ủng Hộ Quốc Dân Việt, San Jose, CA Hoa Kỳ, Đại Diện: Đoàn Văn Lập
7. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, đại diện GS Phạm Xuân Yêm
8. Hội Giáo chức Chu Văn An, đại diện Vũ Mạnh Hùng

B. Các cá nhân

1. TS Nguyễn Quang A, Hà Nội
2. Nguyễn Đăng Quang Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội.
3. Nguyễn Khắc Mai, TT Minh triết, Hà Nội
4. Đào Công Tiến, PGS nguyên Hiệu trưởng đại học Kinh tế TP.HCM, TV CLB LHD
5. Hoàng Hưng, nhà thơ- dịch giả, Sài Gòn
6. Trần Bang, kỹ sư, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
7. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
8. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, (CLB Phan Tây Hồ)
9. Nguyễn Đăng Hưng. Giáo sư danh dự Đại học Liege, Bỉ. Sống ở Sài Gòn
10. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
11. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
12.André Menras-Hồ Cường Quyết, Nhà giáo Pháp Việt, TV CLB LHĐ, Pháp.
13. Hà Văn Thùy, Nhà văn, Sài Gòn
14. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, TV CLB LHĐ
15. Nguyễn Ngọc Lãnh - Nguyên GS học Y Hà Nội, NGND
16. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, Sài Gòn
17. Kha Lương Lợi, Hưu trí, Sài Gòn
18. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM, TV CLB LHĐ, SG
19. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
20. Phan Hồng Giang, TSKH, Hà Nội
21. Tôn Quang Trí, cán bộ hưu trí - nguyên PGĐ sở Công nghiệp tp HCM
22. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ, TV CLB LHĐ
23. Tô Linh Giang, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
24. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG
25. Nguyễn Phú Yên, hưu trí, Sài Gòn
26. Trần Hữu Quang, PGS-TS xã hội học, Sài Gòn
27. Võ Văn Tạo. Nhà báo tự do. Nha Trang, Khánh Hòa
28. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
29. Hà Quang Vinh, hưu trí ở tại Q11
30. Phan Quốc Bình, Nhà thơ, TP Vinh -Nghệ An
31. Nguyễn Thái Minh, Kinh Doanh, Nha Trang
32. Vương Quốc Toàn - Nhiếp ảnh gia ở tại Hải Phòng
33. Nguyễn Công Hiệp, Kinh doanh, Sài Gòn
34. Inrasara, Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, Sài Gòn
35. Nguyễn Kế Quang, KSXD, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
36. Nguyễn Trọng Bách, Kĩ sư, Nam Định
37. Trương Minh Thủy, người lao động, quận Tân phú, TPHCM
38. Đỗ Duy, Chuyên viên kỹ thuật, Bà Rịa - Vũng Tàu
39. Trần Vũ Việt Trung, Kỹ sư cơ khí, TP HCM
40. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy, Tp.Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.
41. Nguyễn Thanh Trúc, KD, Hà Nội
42. Trần Đăng Quang, quản lý tại dịch vụ, Hà Nam
43. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Thành viên CLB Lê Hiếu Đăng
44. Nguyễn Tiến Dân, giáo viên, Hà nội
45. Trần Trung Hậu, Giảng viên, TP.HCM
46. Nguyễn Văn Lịch, nghỉ hưu, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
47. Hồ Quang Huy, Cty CP Đường sắt Phú Khánh, Nha Trang.
48. Phạm Mai Hiền, Hà Nội
49. Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, TV CLB LHD
50. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà nội
51. Đinh Văn Chinh, Nhà văn ở Hà Nội
52. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) - Nhà báo tự do - Sài Gòn
53. Lại Thị Ánh Hồng - Nghệ Sĩ - Sài Gòn
54. Cao Lập, Hưu trí, California, Hoa Kỳ
55. Trần Thanh Cảnh, Nhà văn, Hà Nội.
56. Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, Cộng hòa liên bang Đức
57. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Genève, Thụy Sĩ
58. Mai Thanh Sơn PhD, Viện KHXH; XH vùng Trung bộ-Viện Hàn lâm KH-XH VN
59. Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư, Q.Tân Binh, TP.HCM
60. Tô Minh Chánh, Sài Gòn
61. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo Sài Gòn, thành viên CLB LHĐ
62. Đỗ Anh Tài, cựu giáo chức Sài Gòn – VNCH
63. Nguyễn Tuệ Hải, Hưu trí, Canberra-Australia
64. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Q.Thủ Đức ,Tp HCM
65. Lê Khánh Luận TS, nguyên giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM, TV CLB LHĐ
66. Vũ Trọng Khải, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường QLCB, Bộ
NN&PTNT, TPHCM, TV CLB LHĐ.
67. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Pháp
68. Trần Công Thạch, Nhà giáo về hưu, Quận 5, Tp HCM
69. Nguyễn Chí Công, TS, Hà Nội
70. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
71. Nguyễn Trọng Hùng, P.Đông Vệ, Tp.Thanh Hóa
72. Trần Tư Bình, Cựu giáo viên, Sydney - Australia.
73. Đoàn Khắc Xuyên, Nhà báo, Tp HCM.
74. Nguyễn Văn Đức, San Jose, California. USA
75. Phạm Thế Cường, Chủ nhiệm CLB Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng.
76. Nguyễn Hồng Kiên, Nghiên cứu viên, Hà Nội.
77. Trần Khuê, chuyên gia NC Văn hoá, TP.Hồ Chí Minh
78. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông, 50858 Cologne - CHLB Đức.
79. Võ Xuân Tòng, hội viên Hội nhà văn Hà Nội, hiện cư trú Sài Gòn
80. Dương Khánh Lâm, Kỹ thuật, Q.10-Tp.HCM
81. Thái Kế Toại, Nhà văn, Đại tá an ninh Bô Công an
82. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, ở Hà Nội
83. Phạm Nguyên Trưởng, Dịch giả, Vũng Tàu
84. Hà Trọng Tấn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
85. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT - TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
86. Nguyễn Nguyên Bình – Nhà văn, Hà Nội
87. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
88. Nguyễn Kim Khánh, Nhà báo, Tạp Chí Thương Gia
89. Lương Cao Nam Khánh, Hưu trí, Sài Gòn
90. Lê Trần Nhật Quân, Kỹ Sư, Bắc Ninh
Đợt 2
91. GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học VN, Sài Gòn
92. Bến Văn Nguyên, viết văn
93. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
94. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
95. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
96. Vinh Anh, CCB, Đống Đa-Hà Nôi
97. Đỗ Thị Bắc Giang, Kế toán, Quận 1
98. Nguyễn Mai Oanh, Sài Gòn
99. Nguyễn Quang Nhàn, CB Hưu trí-Đà Lạt
100. Lê Thị Phương Mai, q.Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
101. Trương Minh Tuấn, Kinh doanh tự do, Tp. Biên Hoà. Đồng Nai
102. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức
103. Phạm Duy Hiển; CCB phường hội thương, Tp pleiku
104. Đặng Doan - kinh doanh, ở Gia Nghĩa, Đăk Nông
105. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
106. Nguyễn Tâm, Kỹ sư Cơ điện. Tp HCM
107. Nguyễn Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội
108. Huỳnh nhật Hải, hưu trí-Dalat
119. Huỳnh nhật Tấn,hưu trí –Dalat
110. Lê Thăng Long, Cựu TNLT, tư vấn quản trị chiến lược, Sài Gòn.
111. Trần Kế Dũng Electrolux  Australia
112. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
113. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
114. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
115. Chu Sơn  - nhà thơ tự do - Thủ Đức - Sài Gòn
116. Nguyễn Thị Kim Thoa - Bác sĩ - Thủ Đức - Sài Gòn
117. Trần Hưng Thịnh, Kỹ sư,đã nghỉ hưu, Hà Nội
118. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn- Nhà báo, Sài Gòn
119. Phạm Ngọc Trường, Tours FRANCE
120. Võ Ngọc Ánh, Cựu phóng viên, bang Washington, Hoa Kỳ.
121. Nghê Lữ, Phóng Viên, San Jose, California, Hoa Kỳ
122. Ý Nhi, Nhà văn, TP HCM
123. Trần Công Tâm, hưu trí, sài gòn
124. Nguyễn Đông Yên, Giáo sư Toán học, Hà Nội
125. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
126. Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo, Sài Gòn
127. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám độc Sở GDĐT Lâm Đồng, hưu trí ở Đà Lạt
128. Lưu Hồng Thắng -công nhân - Hoa Kì
129. Nguyễn Thị Ngọc Trai, Nhà văn - nhà báo, Hà nội.
130. Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận
131. Nguyễn Đào Trường, Hưu trí, Hải Dương
132. Hà Trần Phương, Hà Nội
133. Nguyễn Quốc Thắng, Hà Nội.
134. Nghiêm Sỹ Cường, Kinh doanh, Hà Nội
135. Nguyễn Anh Tuấn, Giáo viên, Nha trang
136. Trần Quốc Trọng, Diễn viên, đạo diễn điện ảnh, Hà Nội
137. Trần Vũ Việt Trung, Hà Nội
138. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội
139. Trần Thanh Cảnh, Nhà văn, Hà Nội
140. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn
141. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris – Pháp
142. Nguyễn Huỳnh Giang, Kỹ Sư, Bạc Liêu
143. Lê Hữu Trí, Công nhân, Sài Gòn
144. Hồ Minh Di, Giáo Viên nghỉ hưu, Tây Ninh
145. Nguyễn Minh Phụng, Nhà Thơ – Họa Sỹ, Bình Dương
146. Ngô Gia Kiều, Kinh doanh tự do, Bình Dương
147. Lê Nam Hà, Hưu trí, Sài Gòn
148. Lê Nam Long, Hưu trí, Sài Gòn
149. Cao Văn Lộc, Diễn viên, Lâm Đồng
150. Sầm Tú Lâm, Nghệ nhân, Sài Gòn
151. Đỗ Thị Nga, Kinh doanh tự do, Đồng Nai
152. Đồng Văn Nam, Luật gia, Bình Phước.

18 April 2019

Cái đuôi XHCN của một chế độ tội phạm, một nhà nước tội phạm!


Vũ Mạnh Hùng

Cứ có chuyện "nhạy cảm" thì cái đuôi XHCN lại hiện nguyên hình của đám cầm quyền tội phạm đang ngồi trên đầu, bám trên cổ của nhân dân VN.




Cả ngày đêm hôm qua 14/4 và hôm nay 15/4/2019, cái đuôi của đám tội phạm cầm quyền bám riết tôi ngoe ngẩy để minh chứng cho những hành vi vô pháp trong vụ cướp đất ở Đồng Tâm của đám tội phạm này. Mục đích của chúng là cô lập, chia rẽ, bóp méo thông tin, lừa bịp, che đậy những hành vi tội phạm và âm mưu cướp đất của dân, hãm hại những người dân dám đứng lên để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình,




Sáng qua vừa ra khỏi nhà đã thấy cái đuôi vây quanh, chú hàng phố nhà tôi thấy, rồi hỏi đám an tà đến đây làm gì, thì được trả lời đến chơi. Thế là chú hàng phố bảo tôi ngồi lên xe ... để chú ấy lột tả sự thật và chữa cho đám này bệnh nói dối. Đi đến đâu cái đuôi XHCN đeo bám đến đấy. Đến tối chú ấy hỏi cái đuôi XHCN hết nói dối chưa?! Chúng mày ngăn cản không cho ông ấy đi Đồng Tâm chứ gì?! Mệt hết cả người mà tôi vẫn phát phì cười! Cười mà ra nước mắt!

Hôm nay tôi nói cho dân phố biết ở Đồng Tâm theo tôi còn hai việc mà người dân bức xúc, đòi hỏi :

1. Nhà chức trách cần trả lời trong 100ha đất còn lại sau khi trừ đi đất quốc phòng là đất của ai nếu không phải là đất nông nghiệp của dân.

2. Vụ gọi dân ra đo đất rồi đánh bắt người trái phép chưa được làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu 2 việc này chưa được giải quyết, xử lý một cách chính đáng thì Đồng Tâm vẫn còn là điểm nóng và việc tái cướp đất vẫn có thể diễn ra.

Nguồn : https://www.facebook.com/manhhung.vu.566790/posts/1126149860924920

14 April 2019

SỨC MẠNH ĐỒNG TÂM


Cấn Thị Thêu

Về thăm bà con Đồng Tâm. Mảnh đất hiền hòa, thơ mộng nhưng đã sinh ra những con người thép, làm nức lòng cộng đồng trong và ngoài nước bởi sự kiện Đồng Tâm.




Từ trước tới nay người dân chỉ chứng kiến công an, chính quyền đánh dân, bắt dân . Chưa có nơi nào người dân bắt công an và cảnh sát cơ động mà lại bắt được số lượng lớn như ở Đồng Tâm.
Sức mạnh nào để những người nông dân tay không tấc sắt mà đẩy lui được cả một đội quân đặc nhiệm được trang bị đầy đủ vũ khí.



Qua chia sẻ bà con cho biết:

Đất đai là tài sản, là máu thịt của Nhân Dân do cha ông ngàn đời để lại nhưng chúng nó ngang nhiên đến cướp. Và như một giọt nước tràn ly khi chúng nó sử dụng bạo lực để đàn áp người dân. Chúng bắt Cụ Kình, chúng đánh cụ gãy chân, chúng đánh nhiều người khác nữa...

Bà con thấy với một chính quyền của dân, do dân và vì dân mà chúng nó hành xử với dân không bằng loài cầm thú, thì đích thị chúng nó là giặc. Mà đã là giặc thì" giặc đến nhà đàn bà cũng đánh".

KHÔNG CAM CHỊU NỮA, KHÔNG LÙI BƯỚC NỮA, TẤT CẢ GIÀ TRẺ, TRAI GÁI HÃY ĐỨNG LÊN ĐỂ CHIẾN ĐẤU VỚI LŨ GIẶC CƯỚP.

Những khẩu lệnh trên được truyền đi bằng loa khắp các thôn làng, ngõ hẻm.
Rất nhanh chóng, bà con đã tập hợp thành một đội quân cảm tử, trên dưới một lòng, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ mảnh đất quê hương.
Với sự quyết tâm không lùi bước trước bạo quyền cộng sản, Nhân Dân Đồng Tâm đã làm nên chiến tích oai hùng là bắt, nhốt 38 cán bộ, công an và cảnh sát cơ động để đổi lấy sự an toàn cho những người dân Đồng Tâm bị công an bắt giữ.

Về Đồng Tâm lần này tôi may mắn được gặp Cụ Kình và một số bà con trong đoàn quân cảm tử năm xưa.


Nhìn những gương mặt chất phát nhưng toát lên đầy sự can trường mà ở những người bình thường chưa kinh qua sóng gió thì không bao giờ có được, tôi thực sự khâm phục và ngưỡng mộ bà con vô cùng.

Bà con bảo tình hình lúc ấy căng thẳng lắm. Chúng tôi xác định sẽ chiến đấu một mất, một còn với bầy lũ quan tham. Nhiều người Chúng tôi đã dặn lại gia đình và bà con những gì cần dặn để chuẩn bị cho một chuyến đi xa.... Chúng tôi không sợ chết đâu, cuộc đời này trước sau ai cũng phải chết. Không ai sống được đến nghìn năm, nên nếu phải chết để bảo vệ lẽ phải, để bảo vệ đất đai cho dân làng thì cái chết ấy vẻ vang và oanh liệt lắm. Nhưng chúng tôi cũng xác định: Nếu một mạng của chúng tôi mà đổi một mạng thì chúng tôi không đổi đâu, một mạng của chúng tôi mà đổi được vài chục mạng của quân cướp đất thì chúng tôi sẵn sàng đổi ngay.

Giữa lúc tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Quanh làng thì hàng ngàn công an, bộ đội bao vây, trên trời thì máy bay quần đảo, chúng ra lệnh cắt điện định tấn công để giải cứu con tin. Lúc đó chúng tôi vẫn bình tĩnh và đưa ra quyết định: nếu tiếp tục cắt điện thì chúng tôi sẽ thực hiện kế hoạch như đã dự tính.
Chỉ ít phút trước khi chúng tôi quyết định " hành động" thì bỗng nhiên điện được đóng trở lại.

Với sự mưu trí, gan dạ, kết hợp với chiến thuật tài tình của người dân Đồng Tâm đã buộc những kẻ bảo kê cho các tỷ phú đỏ phải đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh của lòng dân.
Trước khi rút quân chúng đã bắn 3 phát pháo sáng để kết thúc cuộc vây ráp.

Các quan chức cộng sản chắc cũng đủ tỉnh táo để nhận ra rằng, nếu cố tình gây hấn để giải cứu con tin ở nhà văn hóa Thôn Hoành thì sẽ vấp phải sự phản kháng dữ dội của người dân Đồng Tâm. Và biết đâu những con tin chủ chốt đã được giữ ở một nơi bí mật nào đó và một khi xảy ra đụng độ mà người dân Đồng Tâm bị thương vong thì các con tin này cũng sẽ không có cơ hội được trở về nhà nguyên vẹn.

Kể cho tôi nghe những sự kiện nóng bỏng trong giờ phút cam go ấy, những ánh mắt rực lửa của người dân Đồng Tâm như đang trở về thời khắc oai hùng của 2 năm về trước.

Sự kiện Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử để ghi danh những người nông dân áo vải anh hùng đã dũng cảm đứng lên chống lại cả một tập đoàn quan tham cường hào, ác bá. Nhưng đó cũng là một vết nhơ, một nỗi nhục của các quan chức cộng sản đã ăn đất của dân để vinh thân phì gia, làm giàu bất chính.

Về Đồng Tâm tôi được các anh hùng bằng xương, bằng thịt tiếp đón ân cần, thì tôi càng thấy con đường tôi đang đi là đúng đắn. Vì những người theo chính nghĩa, họ luôn biết căm thù nhưng cũng biết yêu thương.

Lần đầu về Đồng Tâm nhưng bà con coi vợ chồng tôi như những người thân thích, ruột thịt. Tôi vô cùng cảm động và biết ơn tình cảm thân thương mà bà con đã dành cho vợ chồng tôi và dân oan Dương Nội.

Chúng tôi cứ say sưa kể chuyện cho nhau nghe cho đến giữa buổi chiều. Đã đến giờ phải về, tôi chào bà con và chúng tôi chia tay nhau trong lưu luyến, bịn rịn. Những bàn tay nắm chặt, những ánh mắt quyết tâm như đang truyền cho nhau động lực đấu tranh của những người cùng cảnh ngộ.

Tiễn vợ chồng tôi ra đến tận đường lộ, bà con còn ghé vào tai tôi nói nhỏ. "Nếu chúng nó còn đến cướp đất lần nữa thì lần này bà con sẽ thay đổi chiến thuật, sẽ hiệu quả hơn lần trước rất nhiều"....

Nhìn vào ánh mắt của những người nông dân bất khuất, tôi tin bà con nói được, làm được nếu như bọn giặc nội xâm vẫn chưa từ bỏ ý định thôn tính đất Đồng Sênh.

TG : CTT