Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Sự im lăng của cơ quan tư pháp là bức tường, thành trì của tham nhũng và tha hóa xã hội

Vũ Mạnh Hùng


MỌI DÂN OAN CẦN TẬP TRUNG TẤN CÔNG VÀO SỰ IM LẶNG CỦA NHỮNG KẺ CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NÓI CHUNG VÀ ĐẶC BIỆT LÀ CƠ QUAN TƯ PHÁP NÓI RIÊNG.


                                                      (Ảnh minh họa)

    Sự né tranh, đùn đẩy, vòng vo, trả lời phần ít ỏi là nạc, phần nhiều là mỡ đen và khi đuối lý là im lặng của các cơ quan hành chính nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng là bức tường, là thành trì vững chắc bảo vệ bọn tham quan ô lại của chế độ độc tài tham nhũng. Sự im lặng của cơ quan tư pháp sẽ đẩy người dân đi đòi công lý rơi vào tình trạng bế tắc, bất lực.

   Chính vì lẽ đó tham nhũng không bao giờ giảm và ngày một gia tăng, oan sai chồng chất không bao giờ giải quyết được, tất yêu sẽ kéo theo sự tha hóa xã hội ngày một thêm trầm trọng. Thành trì này do bản chất chế độ tạo ra, nhằm bảo vệ những kẻ cầm quyền cấp cao bất chính mà hầu hết người dân vẫn nghĩ và vẫn gọi nhầm chúng là lãnh đạo.

   Người dân đi khiếu kiện thường chỉ tấn công những kẻ trực tiếp ăn cướp và gây oan sai cho mình nhưng thường bỏ qua bức tường bảo vệ dung dưỡng cái ác. Nên tôi khuyên mọi người dân oan trái hãy cùng nhau đoàn kết tập trung tấn công vào thành trì này, đặc biệt là những kẻ có trách nhiệm bảo vệ công lý nhưng làm ngơ trước yêu cầu chính đáng của người dân, không để chúng yên chí ngồi mát ăn bát vàng lai vô can, ngày một thăng quan tiến chức bất chính và luôn được kính thưa, kính gửi.

   Khi người dân có đủ bằng chứng về sự việc oan trái của mình gửi đến các cơ quan tư pháp yêu cầu giải quyết. Bọn tham quan ô lại trực tiếp sẽ dùng khoản tiền ăn cướp được “chạy” lo lót bọn nắm quyền tư pháp bất chính này thì con đường tìm công lý bị bế tắc. Người dân một mặt thường chỉ nhằm mục đích đòi lại tài sản của mình, đòi xử lý những kẻ trực tiếp gây ra oan trái đối với mình. Mặt khác, sợ đụng đến những kẻ có trách nhiệm trong các cơ quan tư pháp không ai giải quyết cho mình mà quên đi đó chính là thành trì bảo vệ bọn phạm tôi, gây oan trái cho mình nên ít khi đụng đến, hoặc chỉ đụng đến một cách nhẹ nhàng, không đủ để lay chuyển vị trí quyền lực của cá nhân họ.

   Mọi người dân oan trái càng không dám đụng đến bọn vô lại có chức trách trong ngành tư pháp thì thành trì của tội ác và tham nhũng càng vững vàng. Các cơ quan tư pháp về hình thức là nơi công đường bảo vệ công lý nhưng trong chế độ độc tài toàn trị chính nó lại là bức tường ngăn cản con đường của mọi người dân đi đòi công lý. Bởi một nhà nước không có tam quyền phân lập nên đám quan lại này chỉ là công cụ của những kẻ cầm quyền chế độ. Mặt khác, nhà nước lại không có luật trừng phạt cụ thể về sự im lặng của những kẻ nắm quyền tư pháp, bọn này chỉ bị xử lý khi phe nhóm trong chế độ độc tài tranh giành quyền lực.

   Khi người dân đi đòi công lý không biết cùng nhau tấn công vào sự im lặng này thì bức tường ngăn chặn công lý càng vững chắc, mọi đòi hỏi công lý của người dân chỉ là con số không … Đừng sợ đụng đến vấn đề này thì không đòi được công lý, mà chắc chắn rằng không đụng đến thì càng không bao giờ có công lý. Muốn bức tường này lay chuyển thì phải có đủ số đông người dân yêu cầu nhà nước ra luật cụ thể trừng phạt về sự im lặng của các quan chức trong ngành tư pháp, phải có số đông người dân vạch mặt, yêu cầu xử lý, cách chức những kẻ có trách nhiệm trong ngành tư pháp chây ì, không tuân thủ theo quy định của pháp luật.

   Mọi người dân oan cần có đủ hồ sơ về sự im lặng của những kẻ có chức trách ở từng cấp của cơ quan tư pháp, truy đến cùng về sự im lặng và hãy cùng nhau đoàn kết dùng pháp luật, truyền thông tấn công vào sự im lặng này. mới vó hy vọng cho công lý trong tương lai.

V.M.H

Nguồn: 
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=993395457533695&set=a.116958901844026&type=3&theater

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

SUY TƯ VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN ÁP ĐẶT NHỮNG ĐIỀU LUẬT MÙ MỜ PHI LÝ, BẮT NGƯỜI VÔ TỘI !

Vũ Mạnh Hùng

   - Cụ thể về điều 79 BLHS.

   - Xét về khía cạnh pháp lý, âm mưu thì chưa phải là hành vi phạm tội. Mặt khác, điều luật này rất mù mờ, mơ hồ vì không hề có khái niệm pháp lý về chính quyền nhân dân, những quy phạm pháp luật về hành vi chống chính quyền nhân dân. Nên có thể nói đây là một điều luật hết sức phi lý và độc ác nhất của chế độ dùng để đàn áp, bỏ tù, triệt hạ những người tranh đấu ôn hòa bày tỏ chính kiến về lòng yêu nước đụng chạm đến đặc quyền đặc lợi của đám cầm quyền bất chính bất nhân.

  - Xét về ý nghĩa của chính quyền : Một chính quyền được xây dựng lên nó phải là nơi được người dân gửi gắm niềm tin của cuộc sống. Đã nói đến chính quyền là nói đến quyền lực chân chính, công minh chính đại là nơi bảo vệ cái thiện, thực thi những đạo lý của cuộc sống để gìn giữ cho sự tồn tại và phát triển xã hội ... Nếu một chính quyền đúng nghĩa thì trên thế gian này chỉ có kẻ điên mới có âm mưu lật đổ chính quyền.

   Chỉ có tà quyền phản dân hại nước, đội lốt chính quyền mới sợ sự thật, sợ sự công minh chính đại. Kẻ tà quyền thường dùng cái vỏ bọc chính quyền, nấp vào chính quyền đánh tráo khái niệm, đánh lận con đen để thực hiện tư lợi cá nhân bằng quyền lực bất chính, quy chụp đàn áp, bỏ tù những người đụng chạm đến quyền lực đó. Một đất nước nghèo nàn lạc hậu như ở VN người dân còn thờ ơ với chính trị, số đông chưa hiểu hết cái quyền con người của mình, giá trị sống làm người, giá trị sống cống hiến cho xã hội ... thì nó là môi trường phát triển cho những kẻ lưu manh, gian ác. tham tàn ngồi trên đầu dân, đội lốt chính quyền đàn áp những tiếng nói chân chính, làm những việc bất chính để vinh thân phì gia.

   Về hình thức tổ chức thì một chính quyền nó bao gồm cả một hệ thống quyền lực từ trung ương đến địa phương, có quân đội, có công an, vũ khí các loại và nhiều hình thức bảo vệ khác thì một vài người dân chỉ bằng tay không và tiếng nói làm sao có thể lật đổ được.

   Chỉ có kẻ điên, kẻ cướp, kẻ bất nhân, tội đồ dân tộc đang cầm quyền có lợi ích ngược lại với lợi ích của nhân dân, đất nước mới đi bắt những người dân yêu nước vô tội. Nếu một chính quyền mà người ta có thể lật đổ được bằng tay không và tiếng nói thì trên thực tế không tồn tại chính quyền nào như thế. Mặt khác, chính quyền thực chất là của dân, do dân, vì dân lại có kẻ cầm quyền ra lệnh bắt người phi lý như thế thì kẻ đó phải cho vào nhà thương điên.

   Vậy việc bắt những người dân tay không và chỉ nói lên tiếng nói bất đồng chính kiến thì chính nhà cầm quyền CSVN đã tự phơi bày bản chất cầm quyền không chính danh của mình. Bởi nhà nước của dân, do dân vì dân thì làm sao một vài người dân tay không có thể lật đổ được. Đúng là chuyện hoang đường. Rõ ràng điều 79, là điều luật mù mờ, mơ hồ phi lý. Nếu không phải phi lý thì ai có thể chứng minh được cụ thể những người bị nhà cầm quyền bắt, họ có cái gì mà lật đổ được chính quyền ???

   Trừ khi một chính quyền thối nát, gồm những tên phản dân hại nước nắm quyền thì sợ sự thật, sợ những tiếng nói bất đồng chính kiến, sợ nhân dân nhận ra được bộ mặt thật ấy của kẻ cầm quyền bất chính, cái ác trơ trọi, đơn độc trước nhận thức của số đông nên mới áp đặt những điều luật mù mờ quy chụp những tiếng nói chân chính, đấu tranh cho công lý lẽ phải. Bởi những kẻ cầm quyền của chế độ chính là tội đồ của nhân dân chúng sợ sự thật, sợ lẽ phải, sợ công lý, đối lập với lợi ích của nhân dân nên chúng không bao giờ dám đối thoại với dân, nói rõ thế lực thù địch một cách cụ thể và thế lực thù địch ấy nói gì cho toàn dân nghe. Đó cũng chính là lý do nhà cầm quyền phải độc quyền thông tin, ngăn cản, đàn áp quyền tự do ngôn luận để hạn chế sự thức tỉnh của người dân.

   Tôi khẳng định những người bị bắt với những điều luật mù mờ, mơ hồ như điều 88, 258,79 của BLHS là những người vô tội, là những người có lương tri. Chính những kẻ cầm quyền và đám công cụ vô lương làm những điều trái với đạo lý, pháp lý của cuộc sống mới thực sự là tội phạm. Nên cứ mỗi khi xét xử những người bất đồng chính kiến nhà cầm quyền lại cho hệ thống truyền thông công nô lu loa, bôi nhọ mạ lị những người bất đồng chính kiến, cho an ninh dùng mọi thủ đoạn trái phép ngăn cản người thân, người dân đến phiên tòa. Họ quang minh chính đại thì tại sao không dám xét xử công khai theo quy định của pháp luật, xét xử lưu động để nâng cao ý thức và sự hiểu biết về luật pháp để người dân chấp hành pháp luật, hạn chế hành vi phạm tội trong xã hội.

Nói tóm lại, nhà cầm quyền áp đặt những điều luật như thế, làm những chuyện bất minh, đen tối như thế, sợ sự thật đến như thế đối với những người bất đồng chính kiến là cái sợ của kẻ ác bị cô lập. Sợ những việc làm đen tối bị đưa ra ánh sáng, sợ quyền lực không chính danh bị sụp đổ mà cái gốc của nó là sự sụp đổ của lòng người ! Bởi cái ác của quyền lực bất chính chỉ tồn tại được khi số đông không nhìn ra được cái gốc của tội ác.


   Tôi tin chắc không bao giờ nhà cầm quyền CSVN dám thực sự xét xử công khai những người bị quy chụp vào các điều luật nêu trên ! Vì sao, vì sợ số đông người dân bừng tỉnh !

Nguồn : 
https://www.facebook.com/manhhung.vu.566790/posts/762483313958245

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Kỷ niệm CM tháng 8 và 2/9: HÃY CHÔN “CHIẾC BẪY” XUỐNG ĐỊA NGỤC

Võ Thị Hảo

“Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?..."
(Theo hồi ký “Đèn cù” của Trần Đĩnh)

Những oan hồn tạo ra từ 70 năm nay trên con đường cách mạng ấy đã và đang rộn ràng hòa vào những đôi mắt sống của người dân. Những mắt ấy mở chong đêm ngày theo dõi và tính sổ những cuộc bội phản nhân dân, đợi ngày kết thúc cái chính thể phi tự nhiên ấy, tới một cuộc Đại Giải Oan cho nước Việt.

* Giết và giẫm đạp cả thi thể “Mẹ nuôi cách mạng”
Những chứng nhân của thời Cải cách ruộng đất hoặc những người đã đọc, đã nghe kể qua câu chuyện này thì không thể không bị ám ảnh về số phận đau thương của bà và hàng triệu người VN khác bởi chính sự phản trắc, sự tàn ác của chính những người đứng đầu đất nước và cán bộ đội cải cách thời đó. Không một lý do nào có thể biện minh cho những tội ác ấy.
Người ta vẫn phải nhắc đến người đàn bà ấy, gần 70 năm nay, từ ngày bà bị chính quyền cách mạng xử tử . Không năm nào không nhắc, nhất là mỗi khi đến dịp rầm rộ kỷ niệm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9. Chuyện không thể cũ đi, vì nỗi oan chưa được giải và nguyên nhân của những cuộc oan mới ngày càng chồng chất trên đầu nhân dân VN.

Oan hồn của người đàn bà ấy, và hàng triệu người VN khác đương nhiên không thể không bay lượn trên bầu trời Ba Đình, chong triệu đôi mắt đợi ngày kết thúc của cái thể chế phản trắc ấy, bởi cái gì dối trá và đi ngược lại quyền lợi đất nước thì sẽ đến ngày tự hoại.

"Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van "các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh." Du kích quát: "đưa đi chỗ giam khác thôi, im!." Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng…Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?" Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy..."(Qua lời kể của Tiêu Lang, phóng viên báo Cứu quốc trong đội cải cách ruộng đất- Trần Đĩnh ghi)

Ngày ấy, Việt Minh cướp chính quyền thành công và có ngày Cách mạng tháng Tám 1945.
Bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long ngây ngất hạnh phúc vào ngày ấy. Lý tưởng giải phóng nô lệ, tự do dân chủ bình đẳng bác ái mà bà theo đuổi nay đã được Việt Minh hứa thực thi trên đất nước của bà.

Người đàn bà ấy đã “phóng xe nhà có cắm cờ đỏ sao vàng, từ Hải Phòng lên Thái Nguyên nơi quân Nhật còn chiếm đóng, đến tận Đình Cả Võ Nhai để báo tin cho con trai và đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền”.
Tư liệu cho biết, bà được người Việt Minh tôn xưng là “Mẹ nuôi của cách mạng”, mẹ nuôi của Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ và Trường Chinh. Cái người đàn bà ngây thơ một lòng tin yêu cách mạng ấy đã cứu giúp rất nhiều đầu lĩnh cao cấp nhất của Việt Minh như , Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị …

Bà không biết rằng chính bà và nói đúng hơn là hầu hết dân VN, đã sập một cái bẫy lớn nhất, tàn bạo nhất, chỉ do đã quá ngây thơ tin vào những lừa mỵ. Bà đã đặt quá nhiều ảo tưởng vào một miếng mồi đặt sẵn trong bẫy.
Đó là miếng mồi được phun thứ nước hoa gây ảo giác về lý tưởng giải phóng dân tộc và xóa áp bức, nô lệ.

Dù bà có công lớn với Việt Minh bao nhiêu đi nữa, dù bà có là mẹ nuôi cách mạng, thì cửa bẫy cũng đã sập xuống. Thân xác bà không lâu sau sẽ tan nát bởi các con nuôi của chính bà – những người đã qua thời hàn vi, nay chững chạc đứng trong hàng nguyên thủ quốc gia hãm hại.

Bà Năm vốn là một người lam lũ làm lụng mà có tài kinh doanh. Bắt đầu từ buôn sắt vụn, bà dần tậu ruộng vườn, đồn điền và hiệu buôn.
Theo nhiều tư liệu để lại thì bà Năm đã làm theo lời ngon ngọt của Tổng Thư ký Hội nhà văn VN Nguyễn Đình Thi. Ông Thi cũng có được đức lớn như nhiều người cầm bút VN khác, là thành danh và lập nghiệp, vinh thân phì gia suốt đời bởi tài năng dẫn dụ kẻ khác bỏ tiền của ra và chết bỏ xác cho cách mạng, còn số phận của những người đã nghe theo ông thì ông phủi tay.

Bà Năm đã bỏ phần lớn tài sản ra để giúp đỡ nuôi nấng nhiều đoàn quân và và nhiều đầu lĩnh quyền lực nhất của Việt Minh trong đó có Hồ Chí Minh…

Đó là thời Việt Minh còn hàn vi trứng nước, bất cứ lúc nào cũng có thể chết đói hoặc bị bắt giam bởi quân chính phủ Pháp nên họ cần bà và những nhà địa chủ, tư sản, những trí thức nổi tiếng và họ cần xương máu của dân để lập nên ngai vàng cho họ.Thuở ấy, ngay cả việc mua vài khẩu súng thì Việt Minh cũng phải trông vào tài ăn nói để khuyến dụ dân bỏ vàng ra cho họ thông qua “Tuần lễ vàng” ….

Bà Năm là một trong những người đóng góp công của lớn nhất cho Cách mạng Tháng tám. Ngoài nhà cửa, lương thực vải vóc thóc gạo thuốc men vô kể, bà đã đóng góp tương đương 700 lạng vàng. Sau cách mạng 1945, bà cũng theo cách mạng tản cư lên Thái Nguyên, mua lại đồn điền của một ông Tây và tiếp tục dùng đồn điền, tiền bạc hỗ trợ kháng chiến. Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội đã được che chở và nuôi nấng trong đồn điền của bà.
Khi chính phủ VNDCCH tổ chức Tuần lễ vàng, bà lại đóng góp hơn 100 lạng vàng. Khi thực hiện lệnh “tiêu thổ kháng chiến”, bà tự tay san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm tại Thái Nguyên để hưởng ứng.

Người VN không lạ gì điển tích bát cơm Xiếu mẫu ngày xưa, Hàn Tín thuở hàn vi đói khát, gặp được bà Xiếu mẫu giặt sợi bên sông mang cho bát cơm ăn. Sau này hiển đạt, ông đã mời bà Xiếu mẫu đến để bái tạ, trả ơn cả ngàn lạng vàng.

Các cán bộ Việt Minh và cách mạng tháng 8 cùng quan chức VN sau này thì luôn làm ngược lại ông Hàn Tín và đức cư xử của người Việt. Họ ăn vô số bát cơm của bà Năm, mặc quần áo bà, ở nhà bà. Bà nuôi quân, bà cho tiền mua súng, nhưng họ trả ơn bằng cách chà đạp và giết bà cũng như giết nhiều ân nhân khác của cách mạng.

Vì bà chỉ có công, không có tội nên để giết bà, các con nuôi, bây giờ đã là chủ tịch, phó chủ tịch nước và toàn những chức danh thuộc hàng đứng đầu nước VNDCCH đã gán cho Mẹ nuôi tội “giả dối nhằm chui sâu leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại” và tội “tư sản địa chủ cường hào gian ác”.

Nhiều người đưa ra chứng cứ khẳng định rằng Hồ Chí Minh đã viết bài ““Địa chủ ác ghê” ký bút danh là C.B(của Bác) đăng trên báo Nhân dân ngày 21/7/1953. Chính bài báo này là đòn sấm sét, đổ cho bà tội “làm chết 23 gia đình gồm có 200 người…Giết chết 14 nông dân, tra tấn đánh đập hàng chục nông dân…, đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến…”.

Thuở các vị này còn phải sống nhờ vào “bát cơm Siếu mẫu” của bà, họ âu yếm gọi bà là Mẹ Nuôi. Khi cách mạng thành công, vài năm sau, chính quyền đã đủ lông đủ cánh, có Trung quốc tư vấn dạy dỗ và nuôi nấng, lại có cả mấy chục triệu dân đóng sưu thuế cung phụng, thì chính những đầu lĩnh đó đã ký lệnh đem bà ra đấu tố, lăng mạ bà. Bà bị họ phát động cho cả ngàn người đổ tội và chửi rủa, tịch thu hết tài sản.

Rồi bà bị bắn bằng một loạt đạn hèn hạ từ sau lưng.
Nhớ công ơn nuôi nấng của bà, các con nuôi ưu tiên cho Mẹ cho bà được xử chết đầu tiên để làm điểm tựa phát động “cuộc cách mạng long trời lở đất”.

Chưa đủ, họ còn cho đội cải cách ruộng đất nhảy lên giẫm đạp xác bà cho gẫy nát để lọt vào cỗ áo quan rẻ mạt. Hai con trai của bà, dù cũng đã tham gia cách mạng lập công lớn nhưng cũng bị đấu tố, dù còn sống sót nhưng cả đời cũng bị trù dập và suốt đời sống trong địa ngục vì nỗi oan khuất trút lên đầu cả dòng họ.

* “Người bịt râu”
Con bà Năm đội đơn gần 70 năm đi đòi công lý cho bà và gia đình nhưng tận đến bây giờ, dù đảng và nhà nước VN biết rõ, những tác giả gây ra tội ác ất chết từ lâu nhưng nhà cầm quyền hiện tại cũng không chịu trả lại công bằng cho gia đinh bà.

Để làm được cách mạng tháng 8 và xây dựng được thể chế cộng sản và vận hành nó, người ta phải có gan đem Mẹ nuôi cách mạng ra hành hạ, giết chết rồi giẫm đạp lên xác. Cũng phải có gan tráo trở đổ tội và giết hại bao đồng chí mình – những đồng chí đã vì lý tưởng mà đem của nhà, đem tri thức ra để xây dựng những chi bộ đầu tiên cho cách mạng, làm cái nôi nuôi nấng đưa Việt Minh, đưa kháng chiến đến thắng lợi?!

Để làm được cuộc cách mạng và thể chế cộng sản, họ cũng phải có gan đổ tội cho người vô tội, dám chửi bới nhục mạ cha mẹ theo số đông để sống sót hoặc để tiến thân. Họ phải đủ gan để “thà giết nhầm mười người còn hơn bỏ sót một địch” và đào tận gốc trốc tận rễ trí thức cùng những người tài giởi giàu có!

Theo hồi ký “Đèn cù “ của Trần Đĩnh thì lúc đó ông là phóng viên báo Nhân dân được Trường Chinh cử viết bài tường thuật về vụ đấu tố. Hồ Chí Minh đã ngụy trang bằng cách bịt râu, Trường Chinh thì đeo kính râm bí mật tới dự vụ đấu tố.

Đến khi sửa sai cải cách ruộng đất, oan án của bà Năm, dù những người có quyền lực nhất đều biết nhưng cũng không chịu làm chỉ vì họ không thể thừa nhận cái sai và tội ác của chính họ trực tiếp gây ra và tiếp tục che giấu.

Cải cách Ruộng đất đi kèm Chỉnh đốn Đảng là quà tặng mang tính “bom nguyên tử”, “bom chất độc” đầu tiên mà cách mạng đã giáng cho những ân nhân của họ và người dân VN. Bằng việc vu oan, cướp, tra khảo và giết, họ đã đem ruộng đất cướp được chia cho bần cố nông nhưng để cướp đoạt lại vĩnh viễn vào 3 năm sau đó – 1959 cho đến tận bây giờ dưới mỹ từ “sở hữu toàn dân”.

Từ 1959 đến nay, rồi qua và Hiến pháp 1980, Luật Hợp tác xã 1990, người VN bị tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất, sống vật vờ hồn xác trên mảnh đất mình đổ mồ hôi xương máu. Riêng nông dân cũng phải gánh hơn một ngàn loại và lệ phí ngoài sưu cao thuế nặng để nuôi bộ máy tham nhũng một cổ ba tròng. Chưa đủ, họ hoàn toàn có thể bị chính quyền kết hợp với một lực lượng bạo quyền nào đó cướp đi bất cứ lúc nào và khi họ có phản ứng kêu oan thì sẽ bị đàn áp, bắt giam thậm chí đánh chết trong đồn công an và con cháu, anh em gia đình cũng bị trả thù thành không chốn nương thân.

* Hãy chôn chiếc bẫy xuống địa ngục vì đây là thế giới Người
Đó là thành quả Cách mạng Tháng Tám. Thành quả của một chính thể độc tài cộng sản. Đó chính là chiếc bẫy khổng lồ với bộ răng sắc nhọn trường tồn đã 70 năm trên đầu dân VN. Chiếc bẫy đó đã quy định đường ray vận hành cho nó: bất cứ ai lên cầm quyền cũng phải quay ra phản bội quyền lội nhân dân, đất nước và dân tộc để giữ ghế và quyền lợi riêng cùng phe nhóm.

Lẽ ra người VN đã có thể an lòng lắng dịu với những số phận đau thương do những chính sách và hành vi sai lầm của chính quyền cách mạng gây nên, nếu như những nhà cầm quyền thế hệ ấy và thế hệ sau biết cư xử công bằng, minh oan, đền bù cho họ và vận hành bộ máy cầm quyền theo đúng những điều họ đã hứa ban đầu khi hô hào dân nổi dậy giúp họ giành chính quyền.
Nhưng không, ngay cả thế hệ sau này không liên quan gì đến tội ác thời các thế hệ tiền bối đã làm nhưng họ cũng không sửa sai, lại tiếp tục lừa mỵ và phản trắc người dân

Người oan đã chết, thân xác họ đã tan hòa vào đất, nhưng nỗi oan và món nợ mà xã hội nợ họ thì tồn tại mãi mãi trong người sống. Nỗi oan đó chỉ lắng dịu đi khi xã hội giải oan cho họ bằng hành động, chứ không chỉ bằng lời nói.
Hãy chôn chiếc bẫy xuống địa ngục, vì đây là thế giới Người.

Và không chỉ dân đâu, chính những người có quyền lực đang hành ác hiện nay cũng cần thoát khỏi chiếc bẫy đó, vì chẳng quyền lực, địa vị, tiền bạc nào tồn tại được mãi mãi. Họ và con cháu họ cũng cần được trở lại làm người, sống trong tự trọng và bình an.

Võ Thị Hảo

IM LẶNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ QUYỀN KHIẾU KIỆN CỦA CÔNG DÂN

Ths. NGUYỄN HOÀNG ANH
Khoa Luật ĐHQG Hà Nội
"Im lặng có nghĩa là đồng ý". Câu ngạn ngữ này không phải bao giờ cũng đúng, đặc biệt trong quan hệ giữa người dân với cơ quan công quyền. Khi đó, im lặng của cơ quan hành chính thường đồng nghĩa với việc "làm ngơ", bỏ qua những kiến nghị của người dân. Đối mặt trước mối nguy đó, pháp luật nước ta đã có một số qui định cụ thể nhằm tấn công vào im lặng của cơ quan hành chính. Đó chính là quyền khiếu nại và khởi kiện vụ án hành chính -trong trường hợp sự im lặng -chối từ của cơ quan hành chính gây nên cho công dân. Tuy nhiên, liệu các qui định mới mẻ này có thực sự hữu hiệu trong việc bảo vệ quyền công dân trước cơ quan hành chính, nhất là đặt trong bối cảnh pháp lý và thực tiễn ở nước ta hiện nay.
1. Pháp luật hành chính và những qui định nhằm "tấn công" sự im lặng của cơ quan hành chính
Im lặng của cơ quan hành chính thể hiện ở hai cấp độ: thứ nhất, trong quản lý hành chính hàng ngày, khi công dân yêu cầu cơ quan hành chính thực hiện một quyền của mình nhưng cơ quan này không trả lời; thứ hai: trong khiếu nại hành chính, sau khi công dân đã gửi đơn khiếu nại nhưng cơ quan có thẩm quyền cũng không trả lời.
- Trường hợp thứ nhất: công dân có yêu cầu, kiến nghị thực hiện một quyền của mình, nhưng cơ quan hành chính không trả lời và cũng không thực hiện bất cứ hành vi gì nhằm phản hồi yêu cầu của công dân.
Ví dụ: ông A, gửi đơn và các giấy tờ cần thiết lên Sở Kế hoạch - Đầu tư của tỉnh để xin phép kinh doanh khách sạn, tuy nhiên chờ đến 6 tháng sau mà sở không cấp giấy phép và cũng không có thư trả lời hay giải thích gì.
Sự im lặng của cơ quan hành chính lúc này tương ứng với khái niệm "hành vi hành chính" trong pháp luật. Người dân hoàn toàn có thể phản ứng trước hành vi này bằng việc khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền. Theo qui định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, "cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính" ra Toà án Nhân dân theo qui định (Điều 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 21/5/1996). Và Luật Khiếu nại tố cáo (ban hành lần đầu ngày 2/12/1998 bởi Quốc hội khoá X kỳ họp thứ tư) cũng như qui định quyền khiếu nại của người dân trong trường hợp này tại Điều 1. Hơn nữa trong văn bản này, khái niệm hành vi hành chính được định nghĩa rõ ràng: "Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo qui định của pháp luật" (khoản 11, Điều 2 Luật Khiếu nại tố cáo).
Đi sâu hơn, trong các văn bản hướng dẫn về xét xử hành chính, Tòa án Nhân dân Tối cao đều có giải thích cụ thể về khái niệm "hành vi hành chính". Đơn cử tại Công văn số 39/KHX ngày 6/7/1996 của Toà án Nhân dân về việc hướng dẫn thi hành một số qui định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có nêu rõ: hành vi hành chính có thể thể hiện dưới dạng thức là hành động hoặc không hành động. Dưới dạng không hành động, ví dụ được nêu ra là: khi công dân gửi đơn xin cấp giấy phép xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền, quá thời hạn luật định mà vẫn không trả lời, người dân có quyền khởi kiện hành vi hành chính -dưới dạng không hành động đó, của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, sự im lặng của cơ quan hành chính trong giải quyết các yêu cầu kiến nghị hàng ngày của người dân - (hành chính quản lý) sẽ bị trừng phạt, thông qua quyền khiếu kiện của công dân chống lại chính sự im lặng đó.
- Trường hợp thứ hai: im lặng của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của công dân.
Ví dụ: Không đồng ý với quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND huyện N, bà C đã làm đơn khiếu nại quyết định này. Tuy nhiên quá thời hạn luật định (30 ngày theo qui định của Luật Khiếu nại tố cáo), Chủ tịch UBND huyện N, không giải quyết và cũng không hồi âm đơn khiếu nại của bà C.
Trong trường hợp này, cơ quan hành chính đã không thực hiện quyền -và cũng là nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của mình. Khác với trường hợp im lặng trong hoạt động hành chính quản lý), thứ nhất, ở đây im lặng của cơ quan hành chính diễn ra trong khi thực hiện hoạt động tài phán hành chính. Thứ hai, sự im lặng trong giải quyết khiếu nại của công dân đã không bị phản ứng ngay từ những ngày đầu thành lập Toá án Hành chính. Bằng chứng là Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đã không hề qui định về khả năng khởi kiện của công dân nếu sau khi khiếu nại, cơ quan hành chính không trả lời. Hai năm sau, Pháp lệnh Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998 mới qui định về quyền khởi kiện của công dân khi cơ quan hành chính giữ im lặng trước khiếu nại của mình tại Điều 2:
 "Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các trường hợp sau đây:
a. Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo qui định tại các Điều từ Điều 19 đến Điều 25 của Luật Khiếu nại tố cáo, nhưng hết thời hạn giải quyết theo qui định tại Điều 36 của Luật Khiếu nại tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo"
Và Điều 30 của Pháp lệnh nói trên cụ thể hơn một bước: "Người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính phải làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo qui định của Luật Khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết...".
Tuy có muộn hơn nhưng cuối cùng, pháp luật cũng bảo đảm quyền khiếu kiện của công dân trong trường hợp im lặng của cơ quan hành chính.
Trường hợp thứ ba, khác với trường hợp đầu (im lặng trong hành chính quản lý); ở đây người dân không trực tiếp phán ứng vào im lặng của cơ quan hành chính: họ không khiếu kiện chống lại sự im lặng đó, mà sẽ đợi đủ thời hạn im lặng cần thiết, để tiếp tục khiếu kiện chống lại quyết định, hành vi hành chính ban đầu. Ở đây, im lặng của cơ quan giải quyết khiếu nại chỉ là một điều kiện để thực hiện quyền khởi kiện của công dân.
Tuy khác nhau nhưng trong cả hai trường hợp, những qui định pháp luật đều có ý nghĩa rất tích cực trong việc tấn công vào "thành trì" im lặng của cơ quan hành chính và bảo vệ quyền công dân. Im lặng của cơ quan hành chính từ đã được đánh giá là "yếu tố huỷ hoại tối đa quan hệ giữa công dân với công quyền". Hoặc nói như Brisson, một học giả người Pháp, im lặng của cơ quan hành chính là "một hình thức trốn tránh, chây ỳ một cách lừa lọc và đáng sợ nhất. Lừa lọc bởi với sự im lặng, cơ quan hành chính duy trì được tình thế bất hợp pháp một cách hết sức thuần tuý và giản đơn, bằng cách không đưa ra bất kỳ phán quyết gì về những lý lẽ xác đáng nêu trong đơn kiện. Đáng sợ bởi thái độ này đẩy người đi kiện đến chỗ hoàn toàn bất lực mà không hay biết rằng sự im lặng giấu đằng sau những khiếm khuyết trong quá trình giải quyết vụ việc".
Đây cũng là tình thế ở Việt Nam. Bằng sự im lặng trong hành chính quản lý, các quyền tích cực của công dân bị chối từ. Nếu cơ quan hành chính tiếp tục im lặng trong quá trình giải quyết khiếu nại, công lý hành chính khó đến được với người dân. Tuy nhiên, con đường này nhiều khi cũng bị chặn lại bởi chính thái độ của cơ quan hành chính.
Bởi lẽ đó, khi qui định quyền khiếu kiện của công dân trong các trường hợp im lặng của cơ quan hành chính, pháp luật nước ta đã trao cho người dân một vũ khí sắc bén để đương đầu với sức ỳ đáng sợ của cơ quan hành chính. Hơn nữa, qui định này đặt trong bối cảnh nước ta, là rất dũng cảm và có ý nghĩa tiên phong, bởi lý do như sau: với qui định về quyền khiếu kiện chống lại hành vi hành chính dưới dạng "không hành động", pháp luật đã mở rộng phạm vi đối tượng khiếu kiện hành chính của công dân. Người dân có quyền phản đối sự im lặng của cơ quan hành chính kể cả trong lĩnh vực hành chính quản lý cũng như hành chính tài phán. Nếu so sánh trong tương quan với pháp luật nước ngoài, cụ thể là Cộng hoà Pháp, qui định của pháp luật Việt Namcó tính tiên phong và mạnh bạo hơn nhiều. Tại Pháp, quyền khởi kiện chống lại sự im lặng của hành chính thoạt đầu chỉ được thừa nhận trong lĩnh vực tài phán; những qui định đầu tiên cho phép người dân khởi kiện chống lại sự im lặng của cơ quan hành chính bắt đầu từ 1864 (với đạo luật ngày 2/11/1864), và cũng chỉ giới hạn trong những vụ việc thuộc phạm vi giải quyết khiếu nại tiếp theo của Bộ trưởng. Mãi đến năm 1990 (với sự ra đời của đạo luật ngày 17/7/1900) pháp luật mới mở rộng cho phép người dân được khiếu nại chống lại sự im lặng của tất cả các cơ quan hành chính khác. Hơn nữa, cũng phải đến thời điểm này, qui tắc "im lặng = từ chối" và "từ chối = quyền khiếu kiện của công dân" - mới xuất hiện trong các lĩnh vực khác của hành chính quản lý. trong khi đó ở Việt Nam, đồng thời với việc trao cho Toà án Nhân dân thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính, pháp luật nước ta cũng trao quyền khởi kiện chống lại sự im lặng của hành chính cho người dân. Đáng kể hơn là phạm vi quyền này được mở rộng tối đa: người dân không chỉ phản ứng sự im lặng trong hành chính tài phán mà cả trong hành chính quản lý. Sự hiện diện của qui định này cùng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh nền hành chính nước ta -vốn ra đời trong thời chiến và duy trì trong nền kinh tế tập trung bao cấp, rất nhiều lĩnh vực hành chính hãy còn là bí mật, với tác phong mệnh lệnh -phục tùng là chủ yếu và người dân hầu như không có thói quen đối mặt hay đòi hỏi sự phục vụ của cơ quan công quyền.
Qui định về quyền khiếu kiện chống lại sự im lặng của hành chính, vì vậy có ý nghĩa đặc biệt trong cải cách hoạt động của cơ quan hành chính, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bằng cách qui định mở rộng quyền này, pháp luật ViệtNam thể hiện quyết tâm tấn công vào sức ỳ của cơ quan hành chính nhà nước -lực cản cố hữu trong quan hệ hành chính -công dân ở nước ta. Tuy nhiên hiệu quả của qui định này chưa đạt được như mong muốn trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2. Tại sao qui định về quyền khiếu kiện chống lại sự im lặng hành chính không đạt được hiệu quả mong muốn?
Trong những năm qua, số vụ kiện hành chính không nhiều, nhất là trong tương quan với số vụ việc khiếu nại lên cơ quan hành chính. Trong số đó, số vụ kiện chống lại sự im lặng -bất hành động của cơ quan hành chính càng ít hơn. Theo báo cáo của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, tính đến năm 2005, hầu như chưa có vụ kiện hành chính chống lại bất hành động của cơ quan hành chính. Hạn chế của vấn đề không nằm ngoài hạn chế của khiếu kiện hành chính nói chung, đó là những bất cập do khung pháp lý, thể chế, các yếu tố văn hoá truyền thống mang lại. Ngoài ra, có những yếu tố đặc thù cản trở việc thực thi qui định này. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu ra những yếu tố, theo đánh giá chủ quan của mình, là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự kém hiệu quả của qui định về khiếu kiện chống lại sự im lặng của cơ quan hành chính trong thực tiễn.
- Thứ nhất, do những "lỗ hổng" nằm ngay trong hệ thống pháp luật. Để có thể "cáo buộc" được sự  im lặng của cơ quan hành chính, người ta cần đợi đủ một thời hạn xác định. Ví dụ: khi người dân xin cấp giấy phép, nếu quá thời hạn cấp giấy phép theo luật định mà cơ quan hành chính không trả lời, lúc này mới có thể coi đây là "hành vi hành chính" theo kiểu bất hành động, và người dân có thể khiếu kiện tiếp lên. Như vậy, để quy kết được sự im lặng của hành chính, thời hạn giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhất thiết phải được qui định trong luật, và hơn nữa cần qui định một cách nhất quán. Trong trường hợp ngược lại, sẽ là không thể xác định im lặng của cơ quan hành chính, từ đó để thực hiện quyền khiếu kiện của công dân. Tuy nhiên khả năng này không phải là không tồn tại trong pháp luật nước ta. Thoát thai từ nền hành chính non trẻ, với những qui định mệnh lệnh và bí mật của thời chiến, pháp luật hành chính ít chú trọng tới quy định về thủ tục và thời hiệu. Đơn cử một ví dụ, trong đó sự im lặng của cơ quan hành chính được phiên dịch thiếu nhất quán, khi là đồng ý khi lại là phủ nhận: lĩnh vực cấp phép kinh doanh ngành nghề nhạy cảm tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Trên thực tế, thành phố đã giao cho các quận, huyện quy hoạch khu vực được phép kinh doanh. Và do vậy trước khi cấp phép kinh doanh những ngành nghề này, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào quy hoạch của quận. Tuy nhiên, "do nhiều nơi không báo nên sở cũng không biết. Mà cho dù quận có báo thì sở vẫn phải hỏi. Bởi hiện thành phố có đến hai văn bản hoàn toàn "chọi" nhau: một công văn nói: nếu hỏi quận mà sau năm ngày không trả lời thi sở vẫn có quyền cấp giấy chứng nhạn đăng ký kinh doanh; một lại bảo: nếu hỏi quận mà sau năm ngày không được trả lời thì không được cấp. Vì vậy, sở cũng không biết nghe ai, đành phải chờ quận trả lời rồi mới quyết định cấp hay không. Do đó dẫn đến nhiều trường hợp bị trễ hạn không đúng như quy định.
- Thứ hai, khó khăn đến từ thực tiễn. Từ văn bản đã không rõ ràng, đến thực tiễn lại càng khó xác định. Tác phong làm việc luộm thuộm, không khoa học và đôi khi là tắc trách ở nhiều cơ quan hành chính khiến việc tính thời gian để xác định sự im lặng của cơ quan hành chính trở nên khó khăn, ngay cả khi thời hạn giải quyết vụ việc đã được quy định trong văn bản. Ví dụ: khi tiếp nhận đơn thư hay yêu cầu trực tiếp của người dân, cơ quan hành chính không biên nhận ngày nhận đơn, quên vào sổ hay để thất lạc, nhất là trong quá trình trung chuyển... hoặc có khi nhân viên từ chối giải quyết vụ việc ngay lập tức nhưng không ra văn bản mà chỉ nói miệng trước người dân. Trong trường hợp này, thật khó cho người dân khi tính thời hạn để khiếu kiện sự im lặng của cơ quan hành chính, bởi lẽ mốc thời gian đánh dấu thời điểm yêu cầu, kiến nghị của họ gửi đến công quyền không xác định được. Đứng trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện, họ hoàn toàn bị tước vũ khí bởi không chứng minh được thời điểm xác lập yêu cầu của mình. Xin dẫn lời một thẩm phán hành chính: "nguyên nhân khác tưởng nhỏ nhưng cũng làm "lọt" các vụ án hành chính: nhiều cơ quan nhận đơn kkhông ghi biên nhận hoặc từ chối nhận đơn khiếu nại lần đầu mà không ra văn bản. Điều này đã tước mất hoặc hạn chế quyền khởi kiện ra Tòa Hành chính của đương sự. Bởi khi đến Tòa, họ không có giấy tờ gì chứng minh mình đã khiếu nại trước khi khởi kiện như luật định".
Khắc phục khó khăn này, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2006 có quy định "trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình... người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu lý do" (Điều 34 Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2006). Quy định trên, dẫu khá tiến bộ về mặt lý thuyết, nhưng cũng chỉ áp dụng trong trường hợp im lặng của cơ quan hành chính trong quá trình giải quyết khiếu nại chứ không phải trong việc giải quyết các yêu cầu, xin phép khác của người dân. Điều đó có nghĩa là trong hành chính quản lý, những khó khăn của việc tính thời hạn trong trường hợp im lặng của cơ quan hành chính vẫn còn.
- Thứ ba, riêng trong tài phán hành chính, khả năng khởi kiện tiếp sau khi có sự im lặng của cơ quan giải quyết khiếu nại vẫn còn bị hạn chế bởi ngay chính một số quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Như trên đã nêu, kể từ 1998, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính mở thêm khả năng cho người dân khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp im lặng của cơ quan giải quyết khiếu nại. Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2006 giữ nguyên quy định này. Tuy nhiên vẫn còn một số lĩnh vực, trong đó theo văn bản này, quyền khởi kiện của người dân trong trường hợp im lặng của cơ quan giải quyết khiếu nại, bị hạn chế. Đó là các trường hợp người dân khiếu kiện chống lại các quyết định trong các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức;
Thứ hai, các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai;
Thứ ba, về việc lập danh sách cử tri;
Thứ tư, quyết định khen thưởng, kỷ luật luật sư;
Thứ năm, quyết định xử lý các vụ việc cạnh tranh.
(Điều 30 khoản 2 mục c, d, đ, e và g Pháp lệnh Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, ngày 18/4/2006).
Sự hạn chế quyền khởi kiện của người dân thể hiện ở chỗ: để có thể khởi kiện các vụ việc trên ra Tòa, pháp luật quy định bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu! Nếu thiếu quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu, Tòa án sẽ từ chối thụ lý vụ án! Nói cách khác, với 5 loại việc này, Tòa không thể xử một khi cơ quan hành chính cố tình trây ỳ không lên tiếng. Im lặng của cơ quan hành chính, đến lúc này trở thành vật cản cho quyền khiếu kiện của người dân.
Đặc biệt như một tác giả đã lưu ý, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng trong đó cơ quan hành chính lợi dụng quy định này để trốn tránh bị kiện ra Tòa: "Trên thực tế không có sự ràng buộc nào để các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm phải trả lời cho người khiếu nại. Các cơ quan, cá nhân này liệu có tích cực trong việc trả lời khiếu nại của công dân không khi đã biết rằng văn bản trả lời của mình là điều kiện sống còn để công dân khởi kiện được trước Tòa án".
Đáng chú ý là Pháp lệnh 2006 đã tăng thêm số vụ việc đòi hỏi phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính. (Pháp lệnh sửa đổi năm 1998 chỉ quy định trường hợp duy nhất để kiện ra Tòa mà cần có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đối với vụ việc liên quan đến quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cán bộ, công chức). Quy định của Pháp lệnh 2006 vì vậy cũng mâu thuẫn với Luật Khiếu nại tố cáo, bởi Luật Khiếu nại tố cáo hiện hành cũng chỉ quy định trường hợp duy nhất nói trên đòi hỏi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu! Hơn nữa nếu xét trong tổng thể các loại việc khác mà người dân có thể kiện ra Tòa, chúng ta thấy một sự mất đồng bộ nghiêm trọng: khi mà đối với các vụ việc còn lại, người dân có thể kiện ra Tòa ngay cả khi cơ quan hành chính giữ im lặng thì 5 vụ việc trên lại là không thể.
Cũng có thể suy luận rằng năm loại việc nói trên là những lĩnh vực đặc thù, nơi mà sự can thiệp của Tòa án cần lùi bước để cơ quan hành chính thực hiện quyền tự chủ của mình! Tuy nhiên theo chúng tôi, đặc quyền hành chính có thể là cần thiết cho những mục tiêu hay những thời điểm nhất định, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cắt giảm quyền chính đáng của người dân: được yêu cầu cơ quan tư pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Cuối cùng, im lặng của cơ quan hành chính trong quá trình xét xử vụ án hành chính vẫn chưa được "tấn công" đến cùng trong pháp luật nước ta. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nhiều khi cơ quan hành chính - với tư cách là người bị kiện, tiếp tục giữ thái độ im lặng - bất hợp tác, ví dụ: không chịu trình diện trước Tòa, không gửi cho Tòa ý kiến bằng văn bản về đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án mặc dù đây là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật. Sự bất hợp tác này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết vụ án; bởi lẽ xử án hành chính không đơn thuần dựa trên tình tiết thực tề mà phần nhiều phải dựa trên các văn bản pháp quy - căn cứ ban hành này rất dồi dào, hay biến động, nhiều khi rất khó nắm bắt hết. Nếu Tòa án phải tự mình điều tra và nghiên cứu các tư liệu đó sẽ mất rất nhiều thời gian. Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính cung cấp tư liệu và ý kiến nhằm mục đích để việc giải quyết án hành chính nhanh gọn và hiệu quả. Vậy mà trong pháp luật không có chế tài để trừng phạt sự im lặng của cơ quan hành chính trong trường hợp này.
Có thể học tập kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp: nếu cơ quan hành chính không chịu cho ý kiến hay xuất trình tài liệu liên quan đến giải quyết vụ án, sự im lặng này sẽ đồng nghĩa với việc chấp nhận tất cả những lý lẽ chống đối mà người đi kiện nêu ra trong đơn. "Im lặng của cơ quan hành chính lúc này không đương nhiên đồng nghĩa với việc người đi kiện dành phần thắng. Tuy nhiên tòa hoàn toàn có thể đòi hỏi các ý kiến và tư liệu từ phía cơ quan hành chính và cũng hoàn toàn có thể rút ra kết luận cho mình về thái đô bất hợp tác của cơ quan hành chính trong trường hợp này".
Tóm lại, quy định quyền khiếu kiện của người dân trong các trường hợp im lặng của cơ quan hành chính có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện mối quan hệ giữa công dân với công quyền. Tuy vậy, để quy định này thực sự trở thành vũ khí hữu hiệu để tấn công vào "sức ỳ" của hành chính và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, cần phải có những cải cách cả trên bình diện pháp luật và thực tiễn. Về mặt pháp luật, trước tiên cần quy định chặt chẽ và thống nhất về thời hạn giải quyết công việc trong tất cả các lĩnh vực hành chính, để có căn cứ xác định im lặng của cơ quan hành chính - sự im lặng mà người dân có thể tấn công. Bên cạnh đó có thể xây dựng một quy định mang tính dự phòng trong Luật về thủ tục hành chính: nếu trong các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực cụ thể không có quy định thời hạn thì quá một thời hạn nhất định, theo quy định chung, sự im lặng của cơ quan hành chính sau khi nhận được yêu cầu của người dân, sẽ bị coi là từ chối và bị khiếu kiện ra Tòa hay ra cơ quan hành chính có thẩm quyền. Như vậy, sẽ tăng cường khả năng "bắt lỗi" cơ quan hành chính trong trường hợp trây ỳ, và vì vậy, nâng cao trách nhiệm của cơ quan này trong giải quyết công việc của người dân. Cuối cùng, như trên đã bàn, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan hành chính nếu im lặng, bất hợp tác với Tòa trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
Để tránh trường hợp tranh cãi về thời điểm cơ quan hành chính tiếp nhận đơn từ của dân, trong Luật về thủ tục hành chính cũng cần có quy định về thủ tục bắt buộc khi tiếp nhận đơn từ của người dân: trừ trường hợp đơn từ gửi bằng đường bưu điện (khi có thời điểm nhận được xác định rõ ràng), còn lại công chức khi nhận đơn hoặc nghe yêu cầu của dân, phải lập thành giấy biên nhận và giao cho người dân giữ một bản. Làm như vậy sẽ tránh đi những vướng mắc không đáng có trong việc tính thời hạn khiếu nại, khởi kiện của người dân. Và cuối cùng, để quy định về khiếu kiện trong trường hợp im lặng của cơ quan hành chính có hiệu quả, cũng cần cải cách về ý thức và thái độ phục vụ của cơ quan hành chính - một vấn đề tưởng chừng như muôn thuở. Đó và việc nâng cao trách nhiệm phục vụ của mỗi cán bộ, công chức trong hành chính hành chính, đặc biệt là trong giao tiếp với người dân./.


Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Lại suy tư về bài viết "Chuyện bây giờ mới kể về bác Trương Đình Tuyển"


Vũ Mạnh Hùng





Tôi định dừng không bàn về chuyện “tấm gương” của “bác” Trương Đình Tuyển nữa, nhưng bài viết “Chuyện bây giờ mới kể về bác Trương Đình Tuyển” của tác giả Ngô Minh, đăng trên báo An Ninh Thế Giới ngày 14/7/2018, cứ ám ảnh tôi về hình ảnh “tấm gương” của ông Trương Đình Tuyển nguyên Bộ Trưởng BTM, nó nhang nhác như hình ảnh tạo dựng ông Hồ, khiến tôi không thể không viết tiếp về những suy tư của mình.

Sự ám ảnh đó khiến tôi đặt ra câu hỏi, tại sao vào thời điểm đa số người dân mất hết niềm tin vào chế độ, không còn niềm tin vào những lãnh đạo CS như hiện nay thì tác giả Ngô Minh lại viết về ‘tấm gương sáng ngời’ của một lãnh đạo CS?! Đặc biệt là ở thời điểm người dân khắp mọi nơi từ các tỉnh thành đến mọi miền đất nước liên tục bày tỏ chính kiến, biểu tình phản đối đến mức chưa bao giờ có trong lịch sử cai trị đất nước của chế độ về dự luật Đặc khu và An ninh mạng.

Thời gian mà cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương bác Hồ …” kéo dài hàng chục năm xem ra không còn tác dụng trước sự thức tỉnh ngày càng đông của người dân về hiện tình đất nước. Không hiểu bài viết của tác giả Ngô Minh có nằm ngoài mục đích khởi động cho một cuộc vận động sắp tới của Đảng về học tập và làm theo ‘tấm gương’ của “bác” Tuyển không?!

Phải nói vai diễn của “bác” Tuyển trong thời gian nhậm chức làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An khá thành công được người dân rỉ tai nhau, sau đó tuy có lác đác truyền thông của Đảng nhắc đến cũng đã tạo dựng được một hình ảnh người lãnh đạo có nhân cách ‘cao đẹp’, một ông quan CS cấp cao ‘thanh liêm, chính trực, giản dị, ham đọc, ham học, ham hiểu biết, gần dân, gắn bó với dân, thương dân hơn ai hết dưới chế độ CS trừ ông Hồ …’. Sau khi từ giã chức vụ ở Nghệ An, ông lại được bổ nhiệm nhậm chức Bộ trưởng BTM lần thứ hai, hình ảnh của ông già WTO lại được truyền thông của Đảng thổi lên như cồn, đã làm cho không ít người không tiếc lời ca tụng.

Tôi là người đã gửi đến ông Tuyển không biết bao nhiều đơn thư tố cáo cùng tài liệu chứng cứ kèm theo về những hành vi tham nhũng, tiêu cực, lừa đảo của kẻ có chức quyền thuộc cấp dưới của ông, trong cả hai lần ông nhậm chức Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông vẫn làm ngơ. Hàng chục cơ quan báo chí nhà nước và có tới 50 bài báo liên tục lên tiếng phản ánh, Thanh tra Chính phủ vào cuộc và kết luận những “nội dung tôi tố cáo là đúng” ông cũng vẫn làm ngơ.

Bản thân tôi bị trù dập một cách trái pháp luật cho đến nay, dù thế tôi không có ý thù ghét gì ông. Nhưng có một điều tôi không thể chấp nhận được khi Hiệu trưởng Nguyễn Quang Thư nói ông chỉ đạo ký và cấp 192 bằng tốt nghiệp cao đẳng trái pháp luật. Dù chỉ ký và cấp một bằng đã phạm tội hình sự, chưa nói đến 192 bằng. Nếu một nhà nước thượng tôn pháp luật thì chắc chắn ông đã phải ngồi tù. Mặt khác chỉ đạo bằng miệng thì lời nói gió bay và cái quan trọng là ông đã bảo vệ thành công cho kẻ phạm tội cấp dưới một cách an toàn không hề hấn gì cho tới nay.

Thử hỏi lương tri của ông như thế, “tấm gương lãnh đạo” của ông như thế! Nếu sắp tới ông tiếp tục được bồi bút tung hô, biết đâu ông lại được lên truyền hình nhận giải thưởng tấm gương lãnh đạo thanh liêm chính trực vì dân vì nước, đảng lại phát động phong trào học tập và làm theo để khỏa lấp khoảng trống tư tưởng hiện nay thì liệu có lừa mị được khối người dân đang nửa tỉnh nửa say trước sự bức xúc của hai dự luật như đã nói!

Mặt khác, hình ảnh tấm gương của ông liệu có tiếp tục ru ngủ được những người dân còn mu muội trước cảnh đất nước đã và đang mất chủ quyền, chuyện tan nhà nát cửa có thể đến với bất cứ ai. Đồng thời liệu “tấm gương” của “bác” được dựng lên có là cơ sở lý lẽ vững chắc cho đám bưng bô về sự tồn tại của chế độ?!

Suy cho cùng thì trong hệ thống cầm quyền cai trị đất nước của Đảng mấy chục năm qua, có thể nói không ai diễn giỏi để bồi bút có thể tạo dựng được một hình ảnh về “tấm gương” người lãnh đạo như ông Bộ trưởng BTM Trương Đình Tuyển. Để rồi Đảng có thể tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng “văn hóa và tư tưởng” lấp khoảng trống về tư tưởng trong dân chúng hiện nay.

Nhưng ‘đáng tiếc’ cho Đảng, cái cơ chế độc tài toàn trị làm sao có thể tìm được quan chức nào không phạm tội để làm biểu tượng cho hình ảnh của đảng bây giờ. Khi ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội đã phải than rằng “kỷ luật hết lấy ai làm việc”. Cũng ‘đáng tiếc’ cho ông Tuyển, tôi lại là nạn nhân của ông, khi tôi làm theo Đảng nói! Trước đây cũng như bao nhiêu người dân sống dưới chế độ, tôi đã có biết bao nhiêu hy vọng về Đảng, hy vọng có được là do sự độc quyền thông tin, thực hiện chính sách ngu dân và nhồi sọ của Đảng.

Sau khi nhận ra mình bị Đảng lừa, tôi không muốn người khác bị lừa và càng không muốn cả dân tộc bị lừa. Cái chính là sợ Đảng lại phát động cuộc họp tập và làm theo tấm gương của “bác“ Tuyển cho thế hệ trẻ hôm nay để góp phần kéo dài sự tồn tại của một chế độc tài bất nhân. Điều đó thôi thúc tôi viết tiếp những suy tư sâu xa của mình khi xuất hiện bài viết “Chuyện bây giờ mới kể về bác Trương Đình Tuyển” của tác giả Ngô Minh.

Tuy đa số người dân hôm nay đã nhận ra được cái gốc của sự oan khuất và bất hạnh của mình là một xã hội không có dân chủ, quyền con người bị Đảng tước đoạt, bị chà đạp một cách vô pháp. Thực tế đã chừng minh càng ngày càng nhiều người dân lương chính quan tâm đến những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Họ nhận ra những kẻ đàn áp, bắt bớ bỏ tù người yêu nước vô tội mới là có tội.

Bởi đa số người dân hôm nay họ hiểu rằng, bất đồng chính kiến, thực thi dân chủ, thực thi quyền con người không phải là tội. Nên họ nhận ra chính những tù nhân lương tâm, tù nhận chính trị là ân nhân của mình, là những người đáng được tôn vinh chứ không phải là ai đó trong giới quan chức CS được đám bồi bút tung hô ca tụng để đánh bóng chế độ. Ai cũng thấy cái đau của lương tri ở chỗ, sự ca tụng tung hô đó đã góp phần phủ lấp và bỏ lại đàng sau nó sự oan khuất chồng chất và bất hạnh của người dân.

Nhận thức mang tính gốc rễ của sự bất hạnh của người dân, có thể nói lan tỏa và bùng phát biểu hiện rõ rệt nhất trong hai năm vừa qua khi đảng thể hiện quyết tâm đàn áp dân chủ nhân quyền. Khi sự thật bị phơi bày, tội ác không thể che giấu, người dân không còn tin vào chế độ thì mọi tuyên truyền dựng thánh đều thất bại, hầu hết có tác dụng ngược, “nguy hại” hơn đối với sự kéo dài quyền lực cai trị của Đảng.

Thực tế cho thấy, cuộc “cách mạng” khống chế “tư tưởng và văn hóa” của đảng dù có khốc liệt đến đâu cũng không thể cứu vãn được thất bại, đó cũng là dấu hiệu chấm hết cho một chế độ, sự sụp đổ cận kề là tất yếu. Nên ai đó có ý định ca tụng bất cứ một quan chức CS nào, đặc biệt là đã rời ghế quyền lực để làm biểu tượng, đánh bóng chế độ có khác nào gián tiếp lật lại cái bộ mặt dơ bẩn thối tha – phạm tội tày trời của họ để thiên hạ “chiêm ngưỡng”.


V.M.H

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=932738736932701&set=a.116958901844026.1073741828.100005897504623&type=3&theater

SỰ THẬT PHÍA SAU HÀNH TRÌNH ‘GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ

‘GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ‘ SAU 4 NĂM GIAN TRUÂN CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ XUẤT BẢN ĐÃ CHÍNH THỨC PHÁT HÀNH !


Nguyễn Văn Phước

Nhiều năm trước tôi đã từng được nghe đến sự kiện mà một vài người rỉ tai nhau, nói nhỏ về trận hải chiến đẫm máu ở một đảo ngoài Trường Sa. Các em học sinh, sinh viên cũng nghe nói máu Trường Sa đã đổ nhưng ko rõ đổ máu ở đâu ? do ai ? trong trường hợp nào ?... những bài báo chính thống hiếm hoi, rải rác lúc đó cũng ko giúp người đọc hiểu rõ sự việc vì một số bài chỉ đề cập mập mờ, cẩn trọng là do ‘Tàu lạ’, ‘Quân đội Nước ngoài’ gây ra.
Tôi và anh em First News đã từng có ý định làm một cuốn sách về sự kiện đó ở Trường Sa nhưng manh mối thông tin xác thực rất ít. Mãi đến khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 qua vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì một đoạn clip Video chừng 3 phút bằng tiếng Trung, có logo tiếng Trung Quốc ở góc trên phải do Hải quân Trung Quốc công bố nhiều năm trước đó khoảng 2006, bỗng rộ lên trên mạng Internet, mấy anh em First News đưa tôi xem. Và tôi đã lặng người rất lâu và xem đi xem lại nhiều lần. Sau khi kiểm tra dịch ra tiếng Việt và xác nhận tính xác thực đoạn clip đó, tôi quyết định xếp lại những dự án xuất bản đang làm và tập trung toàn bộ tâm lực anh em vào tìm, thu thập tư liệu cho bản thảo.
Không phải ai trong First News lúc đó cũng đồng ý tôi làm cuốn sách này, bạn bè tôi, những người hiểu chuyện, cũng nhìn tôi ái ngại “Khó xin giấy phép xuất bản lắm”. Nhà báo Lê Thanh Phong đã tích cực tìm tư liệu cho tôi nhưng cũng nói thẳng chắc nịch “Em tìm cho anh vì anh yêu cầu chứ em thách anh xin được giấy phép đó!. Anh sao rành chính trị bằng những thằng chuyên lăn lộn viết nội chính hàng chục năm như em! Anh quá ngây thơ !”
Lúc đầu từ những bài viết của các nhà báo (đã đăng và chưa được đăng lúc đó), sau đó tìm ra số điện thoại liên lạc của các cựu binh Gạc Ma đang ở các tỉnh thành... Sau vài tháng, cuốn sách đã hình thành để đi xin giấy phép với cái tên do tôi đặt: ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’ - bởi vì thực sự cái vòng tròn các chiến sĩ Việt Nam đứng trên đảo nước biển tới lưng ngã xuống khi bị quân Trung Quốc trên tàu bất ngờ bắn thẳng bằng súng máy hoả lực cao như bắn bia với tiếng hô “Tả ! Tả ! Tả!...” trong đoạn clip 26 năm trước luôn cứ mãi ám ảnh tôi, kể cả khi đi ngủ.
Trong quá trình đi xin phép các NXB, tôi luôn mang theo cái Ipad để mở đoạn Clip đó cho những người cần xem, tôi ngạc nhiên là nhiều vị cán bộ chưa từng xem đoạn Clip Gạc Ma này, tôi làm hẳn một clip mang tên Hạt Giống Tâm Hồn chép đoạn clip có tiếng thuyết minh trên mạng để dễ trình bày. Vì tôi biết giữa biết và hiểu đến hiểu rõ là một chặng đường khá xa, cần sự kiên trì.
https://m.youtube.com/watch?v=aIkKWCp5poY
NXB đầu tiên do tôi rút về để hoàn thiện và nộp các NXB khác được một cán bộ CXB giới thiệu là hợp hơn. Các NXB rất vui vẻ khi nhận bản thảo nhưng ít tuần sau đó, đã im lặng trả lại, không nói lý do, chỉ nói không phù hợp với chức năng của NXB. Trong suốt quá trình 4 năm xin GPXB chưa bao giờ tôi nhận được công văn hay văn bản nào nói cuốn sách không cấp GP là do chất lượng bản thảo không đạt yêu cầu.
Thân sinh tôi lúc đó nhập viện vì bệnh nặng, sợ không qua khỏi, mà ông rất muốn tôi làm cuốn sách này. Lúc đó tôi cảm nhận hành trình này sẽ lâu, xuất bản có luật xuất bản, nhưng vẽ tranh chưa có luật vẽ tranh, muốn vẽ gì thì vẽ, nên nghĩ ra ý tưởng đấu giá bức tranh tôi đặt cùng tên ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’. Tôi mời hoạ sĩ Bùi Lệ Trang để vẽ bức tranh tôi chụp lại màn hình lúc quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma. Cuộc đấu giá Bức tranh sơn dầu khổ 1,6mx2,2m vô tiền khoáng hậu trên báo chí và MXH khởi đầu ngày 4/6/2015 kéo dài suốt 7 tuần, 49 ngày kết thúc vào ngày 22/7/2015 bằng cuộc đấu giá chính thức cùng Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma ở chùa Vĩnh Nghiêm với hơn 3000 người tham dự làm lan toả một tinh thần yêu nước lạ thường và sự hiểu biết về Gạc Ma đến nhiều tầng lớp bạn đọc. Mỗi tuần một người đấu giá và được quyền tặng cho một ai đó với lý do tặng.
Khởi đầu là Thiếu tướng Lê Mã Lương với mức giá 50 triệu. Tôi đã tìm gặp Tướng Lê Mã Lương sau khi bản thảo đã đi qua được vài NXB vì đọc trên mạng nhận thấy Tướng Lương rất quan tâm đến sự kiện Gạc Ma, Trường Sa và nhờ Tướng Lương cấu trúc và thẩm định lại các chi tiết quân sự bản thảo và đứng tên chủ biên viết LGT cùng xin giấy phép, chứ không trực tiếp viết bài hay định hướng. Thực sự lúc đó anh em chúng tôi tìm tòi hỏi thăm bất cứ ai có quan tâm và có hiểu biết về Gạc Ma đều liên hệ để mời cùng thực hiện cuốn sách để chất lượng hơn.
Vâng! Bất cứ ai giúp chúng tôi được tôi đều sẵn lòng bay đi gặp, và ở Việt Nam lúc đó quá ít người lên tiếng nói về Gạc Ma. Bây giờ tôi mới biết có một số người rất am hiểu về sự kiện Gạc Ma, thậm chí biết rất rõ mà sao trong suốt thời gian vài chục năm đó họ lại im lặng, bặt vô âm tín. Nếu biết chúng tôi chắc chắn đã đi tìm bằng được và mời họ tham gia cuốn sách rồi. Chúng tôi coi cuốn sách này không phải của riêng ai, mà của người Việt Nam, mà chúng tôi như là có sứ mệnh phải dấn thân thực hiện.
Người đấu giá tiếp theo là GSBS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đấu giá 100 triệu và tặng bức tranh cho Quốc Hội Việt Nam. Sau đó anh Lê Viết Hải - Tập đoàn Hoà Bình đấu giá 200 triệu tặng bức tranh cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rồi ông James G. Zumwalt con trai Đô Đốc Hải Quân Mỹ đấu giá 17.000 USD tặng bức tranh cho Hải Quân Mỹ, rồi Thượng Toạ Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm thay mặt cho Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo và toàn thể phật tử Việt Nam đấu giá 400 triệu đồng và tặng bức tranh cho toàn thể dân tộc Việt Nam thì bùng lên một làn sóng lạ kỳ xôn xao trên MXH và báo chí VN, lan ra cả nước ngoài.

Đến lúc đó thì có chuyện xảy ra, vào lúc 4h chiều tôi đang ở Bệnh viện chăm sóc cha tôi thì nhận được điện thoại của em Quân Trọng Vũ : “Anh Phước ơi, anh về công ty gấp, có xe công an đến đòi gặp anh!”. Tôi lo cho ông xong về tới First News lúc 5h. Đón tôi là hai cán bộ An Ninh A87, một Đại Tá, một Trung Tá từ Hà Nội bay vào, đưa giấy giới thiệu ra, tôi mở một chai rượu và rót trà mời uống.
Anh Đại Tá tên T. bắt đầu luôn, nghiêm giọng hỏi:
- Vì sao anh có bức tranh Gạc Ma?
- Một hoạ sĩ vẽ tặng tôi.
- Anh đấu giá tranh để làm gì?
- Tôi đấu giá tranh Gạc Ma để lấy tiền giúp đỡ 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Có gì sai không ạ?
- Anh có giấy phép đấu giá tranh không ?
- Tôi không có giấy phép. Vì tôi đấu giá qua MXH và báo chí để giúp liệt sĩ nên tôi nghĩ không cần giấy phép.
- Sao anh không đấu giá một lần tại một sự kiện mà lại đấu giá gàng tuần?
- Đâu có luật nào bắt đấu giá một lần đâu?
- Vì sao anh đấu giá mà lại còn tặng bức tranh cho Quốc Hội, cho Thủ Tướng? Ai cho phép anh tặng vậy ? Anh có ý gì ? Có động cơ gì ?
- Tôi không tặng! Mà chính người bỏ tiền đấu giá tranh họ có quyền tặng ai đó là quyền của họ. Pháp luật Việt Nam đâu có cấm một người dân tặng tranh cho một ai đó đâu ?
- Anh sẽ còn tặng bức tranh Gạc Ma cho ai nữa?
- Tôi không biết. Tuần tới ai đấu giá cao hơn thì được quyền tặng ai đó. Tôi còn không biết sao trả lời anh được?
Thấy hai anh im lặng, tôi bắt đầu hỏi lại:
- Cho tôi hỏi, anh đã làm gì, lập thành tích gì mà lên hàm Đại Tá?
- Sao anh lại có quyền hỏi tôi như vậy ?
- Bây giờ là 6h chiều, sau giờ làm việc, anh hỏi tôi thì tôi cũng hỏi thăm anh mà.
- Tôi đã từng đi chiến trường K.
- Năm 1988 anh ở đâu ?
- Tôi ở Vị Xuyên, Hà Giang.
- Anh đã xem Clip Trung Quốc thảm sát chiến sĩ ta ở Gạc Ma chưa ?
- Tôi có nghe nói, nhưng chưa xem.
Tôi mở đoạn Clip đó cho hai anh xem.
Sau đó im lặng một hồi, tôi hỏi Đại tá T. bằng một giọng trầm và sâu:
- Tôi hỏi anh câu này không phải anh bỏ qua nhé. Nếu vào ngày 14-3-1988 anh không được Bộ Quốc Phòng cử lên Vị Xuyên, Hà Giang công tác, mà cử ra đảo Gạc Ma. Vào ngày đó nếu anh và đồng đội bị quân Trung Quốc bắn chết y như anh vừa xem đoạn clip vừa rồi. Gia đình vợ con, bố mẹ anh suốt một thời gian dài khó khăn. Sau 27 năm, có một người có thiện tâm muốn đấu giá một bức tranh về khảnh khắc anh hy sinh, kể lại câu chuyện đó, và lấy tiền đấu giá tranh giúp đỡ gia đình, vợ con, bố mẹ anh. Thì không phải anh đang ngồi uống rượu với tôi đây, mà linh hồn của anh có cảm thấy ấm lòng và ủng hộ việc tôi làm không ?
Nói tới đây, hai anh An Ninh im lặng, trầm ngâm, suy tư uống thêm vài ly rượu nữa.
Một lát lâu sau, viên Đại Tá T. đứng dậy, bắt tay tôi thật chặt: “Tôi sẽ về làm công văn báo cáo ủng hộ việc anh làm !”
(Tôi vẫn còn lưu số ĐT hai anh An Ninh đáng nhớ này).

Tiếp sau đó là một cô gái người Việt gốc Hoa đấu giá 500 triệu và tặng bức tranh cho Tổng thống Obama.
http://congan.com.vn/…/buc-tranh-gac-ma-vong-tron-bat-tu-du…
Rồi vợ chồng cụ Nguyễn Công Nghệ - Nguyễn Thị Phương đấu 730 triệu tặng bức tranh cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...
https://tintuc.vn/ong-tap-can-binh-se-duoc-tang-buc-tranh-g…

Buổi đấu giá chính thức được Thầy Thích Thanh Phong sắp xếp trong Đại Lễ Cầu Siêu Tưởng Niệm lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma hơn 3000 người tại chùa Vĩnh Nghiêm, rất đông Công An mặc thường phục và cả tình báo Hoa Nam nữa. Gần tới giơ, tình hình căng như dây đàn, rất may Thầy mời được Đại Tướng Trần Đại Quang đến dự được nên báo chí thông tin bùng nổ các bài viết mạnh dạn gọi Trung Quốc là quân xâm lược ngay từ đêm hôm đó kéo dài suốt mấy ngày sau. Bức tranh được anh Lê Viết Hải đấu giá 1 tỷ 280 triệu và đã trao đầy đủ cho 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma. Đêm đó được giới truyền thông đánh giá như một Hội Nghị Diên Hồng.
(mọi thông tin đều kiểm chứng trên các báo chính thống)
https://m.youtube.com/watch?v=by8ST9a_wl8
http://congan.com.vn/…/uoc-mong-tot-cung-cua-bac-cach-mang-…
Vào tháng Ba năm 2016, tôi mời 16 anh em cựu binh Gạc Ma vào Sài Gòn mấy ngày để phỏng vấn, ghi hình lần 2 cho việc thực hiện cuốn sách gian truân ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’. Nhân TP đang có Hội Sách Toàn Quốc tại công viên Lê Văn Tám, tôi muốn anh em Gạc Ma cảm nhận không gian văn hoá của TP nên cùng First News tổ chức một buổi giao lưu nhỏ anh em Gạc Ma ngay trước gian hàng First News. Một cái bục, micro và mấy hàng ghế cho anh em Gạc Ma ngồi, để có thể chia sẻ với bạn đọc ký ức và suy nghĩ của những người lính biển đảo trở về từ cõi chết. Nhưng ngay sau đó, luôn kè kè mấy anh An Ninh giám sát ra chỉ thị, không một ai trong anh em cựu chiến binh Gạc Ma được lên bục cầm micro nói chuyện, chỉ được ngồi nghe các em, nghệ sĩ khuyết tật lên đàn hát như nhạc sĩ khiếm thị Ha Chuong, Dương Quyết Thắng, Nguyễn Sơn Lâm... lên đàn hát chia sẻ. Các anh em chỉ ngồi dưới nhìn và vỗ tay. Tôi xin các anh an ninh để các anh em Gạc Ma lên nhưng được trả lời: “Đã có chỉ đạo!”.
Về cuối, anh em Gạc Ma rất muốn lên chia tay với bạn đọc Sài Gòn mà cũng không được. Các anh Lê Hữu Thảo, Thong Nguyen... đều ngồi im lặng.
Vậy tôn vinh, tri ân những người đã trực tiếp đối đầu với hiểm nguy và cả mạng sống để bảo vệ biển đảo, tổ quốc mà hay thường nghe nói là ở đâu ?
Nhiều nhà báo từng viết về Gạc Ma bị gỡ bài, rút thẻ, nhiều người tổ chức tưởng niệm Gạc Ma bị quấy rối...
Chẳng lẽ ở đất nước này, hy sinh xương máu chống quân Trung Quốc xâm lược tổ quốc mình là một cái tội, phải bị lãng quên, phải bị hất hủi sao?
Những anh hùng đã hy sinh trong cuộc xâm lược của Trung Quốc 17-2-1979 như Lê Đình Chinh, Nguyễn Bá Lại, Hoàng Thị Hồng Chiêm... rất nhiều năm qua có ai nhắc tới không ? Trường Tiểu học mang tên nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm vì sao đã bị thay tên, đục bỏ chữ từ rất lâu rồi?
Sau này, nếu, Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam - Ai sẽ lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ? Nếu họ biết trước dù chết hay may mắn còn sống - họ sẽ bị đối xử như như đã từng ? Hãy thay đổi ngay khi còn kịp !
Các bạn sẽ hiểu hành trình thuyết phục và đấu tranh cho cuốn sách đầy đủ nhất đầu tiên ở Việt Nam về trận thảm sát Gạc Ma gọi đích danh Trung Quốc là thủ phạm được xuất bản chính thức khó khăn và gian nan như thế nào.

Và đây là lá thư do chính con gái Liệt sĩ Trần Văn Phương, người cầm cờ trên đảo Gạc Ma bị Trung Quốc hạ sát bằng lưỡi lê ngay trên đảo - trước khi rút lên tàu hạ nòng nã đạn bắn giết 64 chiến sĩ Việt Nam, viết, tất cả là sự thật.
https://kimdunghn.wordpress.com/…/bai-hoc-quy-gia-tu-mot-d…/
Tất cả những điều mắt thấy tai nghe đó, thôi thúc tôi ngày đêm vượt mọi khó khăn trở ngại để xin phép bằng được để xuất bản cuốn sách thiêng liêng này. Không ít lần tôi đã khấn trước bàn thờ Phật xin anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma độ trì, hỗ trợ tôi ra bằng được cuốn sách này.
Trong một cuốn sách lần đầu tiên về Gạc Ma chắc chắn chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Và tìm những cựu binh nhân chứng từ Gạc Ma trở về cũng chỉ liên hệ được 22 người, chủ yếu qua cựu binh Lê Hữu Thảo, Ban Liên Lạc cựu binh Gạc Ma. Như trường hợp Đại Tá Hoàng Bùi Hải quê ở xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. (Khi xảy ra sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 thì Hoàng Bùi Hải là Thượng úy, được giao chức đảo trưởng đảo Colin), chúng tôi cũng chưa có dịp phỏng vấn. Đến ngày ra mắt sách chúng tôi mới kịp mời anh Hải vào Sài Gòn dự lễ Họp Báo. Và chúng tôi đã tìm được thông tin về cựu binh Nguyễn Văn Lực ở Quảng Bình, Cựu binh Cơ, Luận, Phúc quê Lệ Ninh, Quảng Bình, cựu binh Tại quê ở Huế, Võ Văn Doàn quê ở Đông Hà, Quảng Trị, Hồ Văn Đạo ở Bố Trạch, Quảng Bình, Phạm Văn Đương, Nguyễn Thanh Xuân ở Ba Đồn Quảng Bình, cựu binh Đỗ Ngọc Hưng quê Kiến An, Hải Phòng, cựu binh Nguyễn Văn Ninh quê Bắc Ninh, Lê Văn Dũng, Lê Thanh Miền quê Quảng Bình, cựu binh Hoàng Văn Chúc mới tìm được ở Long Thành Đồng Nai... dự định sẽ phỏng vấn trong lần ấn bản mới. Vì vừa rồi chốt bản thảo với NXB Văn Học từ tháng 3/2018 nên chúng tôi không kịp bổ sung, đưa thêm thông tin.
Chúng tôi sẽ mời tất cả cựu binh Gạc Ma và đại diện các gia đình Liệt sĩ Gạc Ma vào TP. HCM dự Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu vào ngày 25/7/2018 để trao quà, tiền từ tiền bán sách lần 2. Tại ngày Ra mắt sách 10/7/2018 chúng tôi đã trao 484 triệu từ các hoạt động và vận động của First News cho 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Với cuốn sách thiêng liêng này, First News ko hề tính đến yếu tố thương mại lời lỗ như các sách khác.

Về những sai sót trong cuốn sách thì có một chi tiết nhầm tên cựu chiến binh Gạc Ma Mai Xuân Hải qua lời kể của cựu binh Nguyễn Văn Thống, vì hai người cùng tên, cùng chữ lót, cùng quê, chỉ khác họ là do lỗi chúng tôi, ko phải của Tướng Lê Mã Lương, hay NXB. Đoạn phỏng vấn cựu binh Nguyễn Văn Lanh cả hai lần đều lặp lại là “vì có lệnh không nổ súng nên tôi...” có lẽ văn nói của anh Lanh lúc đó đang liền mạch nên không để ý chữ trước, mà chúng tôi cũng nghĩ không quan trọng nên để như vậy. (Đây hoàn toàn là lỗi của chúng tôi chứ Tướng Lương không hề biết chi tiết này, đừng trách Tướng Lương). Còn trong các lời phỏng vấn các cựu binh khác đều là ‘Lệnh Không Nổ Súng Trước’. Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến ngày sách ra, rất nhiều người không đọc sách, không quan tâm đến tổng thể cuốn sách, mà chỉ chăm chăm vào đúng một chữ “TRƯỚC” của cựu binh Lanh như bắt được vàng và tạo nên một làn sóng phản đối, khủng khiếp chưa từng có, đòi thu hồi, đòi huỷ diệt cuốn sách và mạt sát những người thực hiện. Còn 5 lỗi còn lại không quan trọng do chúng tôi tự tìm ra để đưa vào bảng đính chính đã in bổ sung.
Thật ra, một cuốn sách dầy dặn và quan trọng về một sự kiện bi hùng lịch sử ở Gạc Ma - Trường Sa của Tổ quốc lẽ ra như tôi và rất nhiều người mong muốn phải được nhà nước đứng tổ chức thực hiện ở NXB Sự Thật hay NXB Quân Đội Nhân Dân - Thì một đơn vị xuất bản nhỏ bé như First News - Trí Việt sẽ không phải đứng ra gian nan thực hiện suốt 4 năm qua.
Nhưng cuốn sách cũng đã được ra đời - dù chưa hoàn thiện như mong muốn - như trang đầu tiên trong sách tôi đã viết. Tôi mong rằng đây là cuốn sách không của riêng ai, mà của người Việt Nam, và rất mong tất cả mọi người cùng đóng góp, giúp tâm sức để nó hoàn thiện nhất có thể - thay vì lao vào xâu xé nó - vì những sơ sót không mong muốn. Vì nó không chỉ là cuốn sách tri ân tinh thần quả cảm của 64 người con đất Việt hy sinh mạng sống của mình vì một hòn đảo đã vĩnh viễn bị cướp đi bởi quân xâm lược - mà còn là một bằng chứng không thể chối cãi đối với Trung Quốc: Gạc Ma - Trường Sa là của Việt Nam ! Và hãy cảnh giác cao độ với Trung Quốc - Đặc khu hay những viên đạn bọc đường !

N.V.P

Nguồn : https://www.facebook.com/nguyenvanphuocfirstnews/posts/1755292591250851