“Đảng là đạo đức - Là văn minh” và sự phản cảm của người đọc.
Đấu Tố - Tội ác của Hồ Chí Minh và Đảng CSVN
(Nguồn BSVYN_03)
Trần Sưu
Sự bùng nổ thông tin
ở những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã làm lớp SON THÁNH của những kẻ BỒI
BÚT tô điểm cho ông Hồ, rơi lả tả. Không it những người dân Viêt Nam đã nhận ra
ông Hồ đích thực. Thế mà : Để hưởng ứng cuộc vận động sáng tác và quảng bá tác
phẩm viết về việc “ Hoc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ông
Nguyễn Xuân Nguyên có trích dẫn bài phát biểu của ông Hồ trong lễ khai mạc lần
thứ 30 ngày thành lập ĐCS Việt Nam ( 3/2/1930 – 3/2/1960) như sau :
Đảng ta vĩ đại
như biển rộng núi cao
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi
biết bao nhiêu tình
Đảng ta là đạo đức là văn minh
Là thống nhất, là độc lập
là hoà bình ấm no
Công ơn Đảng thật là to
Ba mươi năm lịch sử đảng
là cả một pho sử vàng
(Tạp chí văn nghệ quân đội tháng 2/ 2009)
Đã vào đầu thế kỷ 21, khi dân trí người Việt
đã được nâng cao, tầm mắt của người Việt đã hòa nhập vào tầm mắt của thế giới
trong khi ĐCS đang ngày bị mất lòng tin, phơi bầy đầy đủ bộ mặt thật của họ trước
nhân dân : độc tài tham nhũng, đàn áp dân, sa đọa, truỵ lạc, vong bản … không
thể che đậy, chối cải. Bởi thế, bài báo của ông Nguyễn Xuân Nguyên – Vô tình
hay hữu ý đã gây phản cảm ở người đọc.
Sự phản cảm ở đây là
: ĐCS không vĩ đại, không văn minh, không có công lao trời biển đối với dân tộc
Việt Nam đến thế ( bao nhiêu sự thực ngược chiều đã chứng minh điều này ) so với
lịch sử thì sự vĩ đại và công lao nếu có của đảng chưa là gì. Vả lại, nếu Đảng
có vĩ đại có văn minh, có công lao trời biển, có lịch sử bằng vàng thế nào thì
hãy để cho nhân dân tự biết (hữu xạ tự nhiên hương) cớ sao cứ phải tự đứng ra
ca ngợi với những lời lẽ cực đoan đến như thế. Cố nhân đã dạy : người quân tử
làm điều tốt không tự kể công. Vậy thì với những lời lẽ của ông Hồ, ông đã tự
cho ông là người thế nào!? Nhìn vào lịch sử thế giới và trong nước từ xưa đến
nay chưa thấy một ông vua nào, một lãnh tụ chính đáng nào lại dám ngang nhiên tự
ca ngợi mình đến thế. Con người phải biết khiêm tốn, khiêm tốn mấy cũng không
cho là đủ, còn tự mãn kiêu căng thì dù chỉ một chút cũng là thừa. Đảng nhà nước
CSVN trong nhiều thập niên qua đã giáo dục trẻ học tập 5 Điều ông Hồ dạy, ai
cũng nhận ra rằng ông Hồ bỏ qua một điều tự nhiên tối thiếu cơ bản trong mỗi
con người đó là yêu gia đình.
Ai cũng phải đặt câu
hỏi, có phải vì ông Hồ muốn làm “THÁNH” nên không dám nhận vợ nhận con, vì thế
trong những Điều ông dạy không có tình yêu đối với gia đình. Thiếu tình yêu, đạo
đức đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự bi thảm đối với gia đình ông.
Lại nhớ những ngày đầu cách mạng ông Hồ lấy
bút danh Trần Dân Tiên để viết cuốn sách : “Những quảng đời hoạt động của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh” để hết lời ca ngợị mình và tự xưng là CHA GIÀ DÂN TỘC …Rồi tiếp những
năm sau đó tự xưng là BÁC với toàn thể nhân dân … Đó có phải là đạo đức, là tấm
gương cần phải học tập không ? Lại nói sang một chuyện khác, qua đó tinh thần
dân tộc của ông Hồ thể hiện ở đâu . Hồi ở Pắc Bó, ông viết :
Non xa xa, nước xa xa
Chẳng phải thênh thang mới gọi là
Nọ suối Lê Nin, kia suối Mác
Hai tay ôm ấp một sơn hà.
Tại sao lại gọi suối Lê Nin, ngon núi nước ta
là núi Mác ? Tiếng Việt hết chữ để đặt tên rồi hay sao, giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt vậy sao mà ông lại coi suối Lê Nin và núi Mác như hai tay ôm ấp một
sơn hà, nghĩa là hai ông Lê Nin và ông Mác ôm cả giang sơn rồi sao. Tôi cho đây
là một bài thơ VONG BẢN. Nếu thật sự ông Hồ cao hứng kính trọng những con người
“vĩ đại” như Mác và Lê Nin thì sao không phân tích những giá tri thực tiễn về học
thuyết của hai ông để lai cho nhân loại mà ông lai tự cho phép mình đặt tên suối
của Việt Nam là suối Lên Nin. Núi của Việt Nam là núi Mác. Nếu đất nước sinh ra
ông Lê Nin, ông Mác liền với biên giới nước ta biết đâu nó lại trở thành lãnh
thổ của hai người anh em vô sản “vĩ đại ” đó rồi. Cứ nhìn sự xâm lấn của “người
anh em” TC đối với lãnh thổ, lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam và sự nhu
nhược trên mọi lĩnh vực của lãnh đạo ĐCSVN thì rõ. Chưa nói đến nỗi đau trong
thảm họa cải cách ruộng đất trước thời gian bài thơ của ông Hồ được ông Nguyễn
Xuân Nguyên trích dẫn, ra đời mới được mấy năm. Dưới sự lãnh đạo của ông Hố, Đảng
đã tổ chức cho con tố cha, vợ tố chồng …đã bắn giết dã man hàng vạn người vô tội.
Sau đó, ông chỉ nhận sai và ra trước dân quyệt mấy giọt nước mắt cá sấu thế là
xong. Vài năm sau trong đại hội đảng toàn quốc lần III (1960) ông gọi cuộc cải
cách ruộng đất man rợ đó là "cuộc cách mạng long trời, lỡ đất" thế có
phải đạo đức giả không?
Lại nữa, trong khi cổ nhân nói TỨ HẢI GIAI HUYNH ĐỆ
(người trong bốn biển đều là anh em) thì cũng ở đại hội III này của Đảng CSVN
ông Hồ đã có câu rất “ bất hủ ” :
“Quan san muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”
Điều gì đã khiến ông
Hồ chuyển dịch (mô – đi – phê) lời của cổ nhân như vậy. Đó chẳng là ông Hồ đã bộc
lộ quan điểm giai cấp phi quốc gia. Có lẽ chính quan điểm đó của ông Hồ, dưới sự
lãnh đạo của ông Chính Phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa công nhận vùng biển
12 hải lý của TC (bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ).
Mặt khác, quan điểm ấy thể hiện giai cấp vô sản thì ở đâu cũng là anh em, không
phải giai cấp vô sản thì đồng bào Việt dù ở trong nước, hay ngoài nước cũng là
thù địch NGUY THẬT ! Đây là câu chữ PHI DÂN TỘC NHẤT của ông Hồ. Khi Đảng của
ông Hồ cướp được chính quyền hàng vạn người dân Miền Bắc không cộng sản đã phải
di cư vào Nam để sinh sống, rồi khi chính quyền Miền Nam sụp đổ trong cuộc chiến
tranh ý thức hệ bằng vũ trang, hàng triệu người dân đã phải vượt biên ra đi.
Hàng trăm nghìn người gặp nạn làm mồi cho cá, bị cướp biển hãm hiếp bắn giết …
Nhân dân Việt Nam trong nước dưới sự cai trị của chế độ CS độc tài tham nhũng,
bị cướp ruộng đất nhà cửa … đi khiếu kiện không người giải quyết, bị đàn áp, thậm
chí còn bị bỏ tù, hãm hại..
Đạo đức xã hội xuống cấp, suy đồi nghiêm trọng, đời
sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng khốn khó. Lãnh hải, lãnh thổ chủ quyền
của đất nước bị “người anh em vô sản ” bành trướng TC ngang nhiên lấn chiếm …Gần
đây, trên cơ sở phân tích và lên tiếng về thảm họa trong tương lai đối với dự
án khai thác quặng Bô-xít ở Tây Nguyên của hàng trăm nhà khoa hoc, chuyên môn,
lão thành cách mạng, dư luận nhân dân. Nhưng vì thiếu ĐỨC NGHE, Đảng vẫn khẳng định
việc tiến hành dự án đó “là chủ trương lớn của đảng và nhà nước”.!???
Tóm lại : đạo đức của ông Hồ đối với gia đình
như thế, đối với nhân dân như thế, đối với tổ quốc như thế ??? Và đảng của ông
suốt nhiều thập niên qua cai tri nhân dân đã đưa dân tộc Việt Nam đến chỗ nghèo
hèn tụt hậu, đạo đức xã hội suy thoái nghiêm trọng, tổ quốc Việt Nam ngàn cân
treo sợi tóc như hiện nay. Nếu cứ tiếp tục cuộc vận động “học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì “dòng họ Nguyễn Tất” bao giờ mới được giải oan.
Hành vi của những kẻ hô hào cuộc vận động này, không những mang tội ác với những
người oan khuất, mang tội ác đối với chinh ông Hồ, mang tội lừa dối bịp bợm đối
với nhân dân. Tôi là lớp con cháu, tôi không có ý bới móc lịch sử, nhưng vì sự
phản cảm mà tôi không thể không cầm bút nói lên chính kiến của mình về một phần
sự thật “đạo đức, văn minh” của ông Hồ cũng như của đảng CS cai trị nhân dân Việt
Nam trong suốt hơn 60 năm qua.
Việc học tập và làm theo gương sáng của tiền
nhân là cần thiết. Một mặt, để tỏ lòng biết ơn những tiền nhân có công thực sự
đối với tổ quốc, với nhân dân. Một mặt để những lớp con cháu biết tiếp thu những
tinh hoa văn hóa làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Nhưng học tập phải dựa
trên THẦN TƯỢNG VĂN HOÁ của nhân vật, tránh mọi sùng bái cá nhân một cách thô
thiển nhằm mục đich không lương thiện. Mặc dù Đảng nhà nước CSVN hiện nay vẫn cố
tình độc quyền bưng bít thông tin, nhưng “bàn tay không che nổi mặt trời ”. Nên
điều đó chỉ làm hại mình, hại nhân vật, còn việc đầu độc đối với người đọc
không những đã trở nên lạc hậu mà còn gây phản cảm.
Trần Sưu
Hà Nội, 27/3/2009