Vừa qua báo chí nhà nước cũng như thông tin tràn ngập trên các trang mạng xã hội bày tỏ bức xúc, phẫn nộ lên án việc UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã nhiều lần cưỡng ép các giáo viên trẻ (từ Mần non đến Trung học Cơ sở) có ngoại hình bắt mắt đi làm cái việc “tiếp khách” của chính quyền. Sự cưỡng ép những giáo viên trẻ này được gọi là “điều động”, đi làm cái việc được gọi là “lễ tân” để thực hiện cái được gọi là “nhiệm vụ văn hóa, chính trị”. Thử hỏi nhiệm vụ văn hóa chính trị gì mà phải đi tiếp khách rượu chè nhậu nhẹt ở các nhà hàng, Karaok, “nhiều giáo viên bị sàm sỡ, nhiều gia đình giáo viên bị xào xáo, nhiều giáo viên bức xúc vì danh dự nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị đạo đức nghề nghiệp bị tổn thương”.(http://baophapluat.vn/…/nu-giao-vien-thi-xa-hong-linh-bi-di…).
Trước sự thật bị
phanh phui, nỗi niềm ta thán của nhiều nữ giáo viên bị “điều động”, sự phẫn nộ
của dư luận, ông Lê Bá Thiềm trưởng phòng giáo dục thị xã Hồng Lĩnh bày tỏ quan
điểm về những hành động không đẹp đó “cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống".
Bộ trưởng BGDĐT Phùng Xuân Nhạ trước chất vấn báo chí trả lời về vấn đề bảo vệ
quyền lợi cho các giáo viên, ông nói “trước tiên phải xem lại mấy cô giáo ấy
đã”; trả lời chất vấn của các ĐBQH, ông Nhạ có nhận trách nhiệm, nhưng chỉ
"rút kinh nghiệm" trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các giáo
viên, và nhận định sự việc đau lòng này “cũng chỉ vì vui vẻ thôi”.
Từ ông Bộ trưởng
BGDĐT đến ông trưởng phòng giáo dục (nói trên) không thấy đau, nhưng những người
dân bình thường trong xã hội thấy đau, thậm chí rất đau. Nó đau bởi sự việc xảy
ra không chỉ xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của một con người, hơn nữa những
con người này lại là giáo viên. Không nhẽ ông Bộ trưởng BGDĐT không hiểu đặc
thù của ngành giáo dục, nên không thấy đau, và lại càng không thấy đau cái đau
của một người đứng đầu nền giáo dục Việt Nam. Cái đau trước sự tha hóa, làm mất
đi tính mô phạm của ngành giáo dục mà chính các quan lại của UBND thị xã Hồng
Lĩnh đang góp phần. Chưa nói đến sự lộng quyền của bọn quan lại này đã từng gây
ra mâu thuẫn gia đình, có thể dẫn đến phá vỡ hạnh phúc gia đình của các cô giáo
này. Chính vì vậy mới có một làn sóng dư luận phẫn nộ làm xã hội nóng lên như
ông bộ trưởng đã nói.
Với những lý lẽ trên
HGCCVA cực lực phản đổi việc cưỡng ép, xúc phạm, hạ nhục các các giáo viên trẻ
của UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) một cách có tổ chức mang dấu hiệu tội phạm
hình sự.
HGCCVA hy vọng ông Bộ
trưởng BGDĐT biết đau, biết nhìn nhận tính chất nghiêm trọng của sự việc này,
có lời xin lỗi về trách nhiệm, về những phát ngôn thiếu cái tâm và cái tầm của
mình trước công luận.
HGCCVA đề nghị ông
hãy thực thi vai trò trách nhiệm- quyền hạn của mình cách chức ngay trưởng
phòng giáo dục thị xã Hồng Lĩnh (Lê Bá Thiềm). Đồng thời yêu cầu chính quyền tỉnh
Hà Tĩnh điều tra làm rõ, cách chức, xử lý theo quy định của pháp luật ngay kẻ
nào ở UBND thị xã Hồng Lĩnh đã ra quyết định cưỡng ép 21 giáo viên trẻ đi làm
tiếp viên để thỏa mãn nhu cầu tiếp khách của bọn quan lại này.
Nếu ít nhất ông Bộ
trưởng BGDDT không làm được những điều như trên, chúng tôi tin rằng làn sóng phẫn
nộ còn khó dứt, uy tín bị giảm sút thê thảm trước sự thể hiện vai trò của mình
đối với sự việc này khó lòng cứu vớt. Mặt khác, sẽ không ai tin Bộ trưởng BGDĐT
có khả năng làm giảm được sự tha hóa, xuống cấp thê thảm trong giáo dục. Còn việc
chặn đứng sự tha hóa và nói đến chuyện cải cách giáo dục cũng chỉ là điều không
tưởng.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Hội Gíao chức Chu Văn An