VIEEJTCOMBANK CƯỚP TIỀN CÓ BÀI BẢN
Lê Thị Công Nhân
Ngày 20.5.2015
Gần 3h chiều, chúng tôi đưa bác Giang đến chi nhánh Vietcombank Thanh Xuân. Một số người quen, bạn bè đến ủng hộ bác, như ông Nguyễn Anh Pháp, Sư cô Thích Đàm Thoa, bà giáo Thảo, anh Trương Dũng, Hà Thanh,Mạnh Hùng Vũ và một số người dân lần đầu chúng tôi gặp. Những người này chủ động ra chào thăm bác Giang, lên án Vietcombank và động viên bác cố gắng theo đuổi vụ việc. Bác Giang rất xúc động và cám ơn mọi người đã quan tâm.
Đặc biệt, ngay khi chuẩn bị tới ngân hàng, có hai nam phóng viên của báo Pháp luật và Đời sống, một tờ báo có uy tín ở Việt Nam, tới xin phép phỏng vấn bác Giang. Giấy giới thiệu ghi tên thật là Vũ Công Khoa và Thế Anh. Chúng tôi rất vui vì đây là lần đầu tiên báo chí trong nước dám quan tâm tới việc oan sai của người đấu tranh dân chủ. Bác Giang đề nghị hai bạn đi cùng đến ngân hàng để mục sở thị. Đến nơi, hai phóng viên trình giấy giới thiệu cho 1 công an mặc sắc phục đang chặn lối vào ngân hàng (bình thường mọi người ra vào tự do) nhưng hai phóng viên không được vào. Khi chúng tôi vào trong trụ sở, không thấy bóng dáng hai phóng viên đâu nữa.
Đến bây giờ bác Giang vẫn trông đợi hai bạn phóng viên dễ mến này quay lại. Chúng tôi tự hỏi công an, mật vụ đã nói gì với hai phóng viên mà họ lại biến mất như vậy? Nếu hai phóng viên Vũ Công Khoa và Thế Anh của báo Pháp luật và Đời sống, bỏ về sau khi biết sự tình chúng tôi là những người đấu tranh dân chủ bị nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam đàn áp, trù dập bằng cách sử dụng Vietcombank là công cụ để chiếm giữ tiền bạc của người đấu tranh, còn gì buồn hơn ! Nỗi buồn ấy còn lớn hơn và sâu thẳm hơn kết quả vô ích của cuộc làm việc sau đó với ngân hàng !
Trước đó, buổi sáng, nhiều người trong chúng tôi như anh Trương Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Đài , vợ chồng tôi Nhân – Quyền … đều bị công an chặn ở nhà hoặc đưa giấy mời đến đồn công an làm việc vào đầu giờ chiều (Ghê chết! Bao nhiêu người đến đồn công an làm việc 1 đi không trở lại. Nạn nhân còn viết di chúc tự nguyện vào đồn công an, rồi bỗng dưng thấy cuộc đời trống rỗng nên quyết định tự tử bằng cách tháo dây giầy buộc vào cổ ngồi tựa cửa mà chết, hoặc hì hục phá tan ổ điện rồi đút ngón tay vào tự tử …) Lý do công an mời chúng tôi lên làm việc là vì “hành vi tụ tập gây rối an ninh trật tự, ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng Vietcombank Thanh Xuân.” Rõ ràng, kịch bản bỏ tù chúng tôi bằng trò vu khống “Gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông, chống người thi hành công vụ ...” đã được khởi động.
Chào đón chúng tôi là khoảng 100 công an, mật vụ, dân phòng các loại, mặc sắc phục và thường phục. Họ nhìn chúng tôi với thái độ sẵn sang chờ cái nháy mắt của sếp là sẽ ra tay đàn áp hành hung chúng tôi ngay lập tức. Bầu không khí khủng bố ấy được che chắn bởi một đống ô tô các loại để người đi đường không nhìn thấy chúng tôi. Hơn 20 chiếc ô tô đỗ 1 hàng trên vỉa hè, 1 hàng dưới lòng đường dài đến 50m, che kín hết tất cả hàng quán nhà cửa hai bên chi nhánh ngân hàng, chỉ chừa 3m lối vào ngân hàng. Chúng tôi quan sát thấy nhiều người dân phàn nàn với những người trong xe ô tô sao lại đỗ dưới lòng đường trước nhà họ như vậy. Một công an mặc sắc phục chạy tới nói gì đó, ngay lập tức gương mặt chủ nhà biến sắc và quay sang nhìn chúng tôi đầy ái ngại.
Mật vụ Ngô Quang Du – PA24 “chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường”. Ngô Quang Du giờ đã lên đại tá, chức vụ chắc hoành tráng, vẻ ngoài cũng rất hoành tráng: to lớn, oai phong lẫm liệt, sành điệu từ đầu đến chân, vẻ tự mãn không cần che dấu. Đã sang năm thứ 9 kể từ khi đại mật vụ này trực tiếp bắt giữ tôi tại Văn phòng Luật sư Thiên Ân, nhốt tôi qua đêm ở đồn công an Bùi thị Xuân, khám nhà tôi, bắt cóc tôi ngoài đường, đến nhà áp giải tôi đi thẩm vấn và sau đó là bắt tôi tống vào Hỏa lò. Ấy vậy, hồi ở Hỏa Lò tôi lại mong gặp Du. Vì gặp Du tức là đi hỏi cung, được ra khỏi phòng giam, nhìn ngắm cỏ cây, mây trời, được hít thở không khí bình thường và được ăn cơm bình dân (chứ không phải ăn cơm với rau trộn rác). Tóm lại là được đi ra ngoài. Nhà tù Việt Nam hoàn toàn không có ý niệm cho tù nhân ra ngoài hít thở không khí. Vì vậy, có những người tù ở trong phòng giam hàng năm trời không 1 bước chân ra ngoài nếu không có công an đến hỏi cung hay luật sư đến gặp. Nhà tù Việt Nam thế kỷ 21 dã man, ác độc hơn cả quần đảo Gu Lắc thời Lê Nin.
Ngô Quang Du nói “Chào chị Nhân.” tay đưa ra bắt. Tôi đáp “Chào anh Du.” rồi thôi. Có vẻ không hài lòng, anh ta nói “Chào nhau thì phải bắt tay chứ, người quen bao năm rồi mới gặp lại.” Giọng mẹ mìn nghe phát ghớm! Tôi đáp “Tôi không bắt tay anh vì anh là người đã trực tiếp khám nhà tôi và bắt tôi đi tù .” Du chuyển ngay sang giọng tuyên giáo rách nát “Ôi chao! Đấy là quá khứ rồi. Mình đều là con người, phải biết khép lại quá khứ hướng tới tương lai.” Tôi trả lời “Anh nói đúng đấy. Nhưng vấn đề là quá khứ của tôi bị oan, và anh lại là người trực tiếp gây oan ức cho tôi (Chẳng phải nhờ những biên bản hỏi cung vu vạ, những nhận xét độc địa, khống lên của anh mà cấp trên của anh quyết định bỏ tù tôi, và đó cũng là thành tích để anh thăng tiến sự nghiệp ?). Không giải oan mà bảo khép là khép thế nào? Nói chuyện gì kỳ vậy?” Tôi không nghĩ Du cố tình ra chọc tức tôi, mà trí óc của anh ta thực sự bị tê liệt vì đã nghe và nghĩ một chiều suốt cả cuộc đời.
Ông Nguyễn Anh Pháp và tôi đi cùng bác Giang vào làm việc với ngân hàng. Bà giáo Thảo bị ông Viễn – Phó Giám đốc ngân hàng chặn lại với thái độ trịch thượng quê mùa như những lần trước “Chỉ 1 người vào thôi. Được thêm 1 người ... cho thêm 1 người nữa ...” Quả thực, Vietcombank không coi bác Giang là khách hàng của họ, mà coi là nô lệ, là con mồi của họ. Bác Giang ngán ngẩm nói “Ba người cũng được, bác chẳng còn gì để nói với họ.”
Ông Ngô Quốc Kỳ-Giám đốc Vietcombank giới thiệu phía ngân hàng có bà Thúy Hằng và 1 ông trưởng phòng (tôi không nhớ tên) đồng thời nhanh nhảu giới thiệu luôn về tôi thay cho bác Giang “Chị Nhân đây trước là luật sư nhưng đã bị tước thẻ hành nghề, vậy còn ông là?” (chỉ ông Nguyễn Anh Pháp). Ác ý hay vô duyên, ông Kỳ thích từ nào nhỉ!
Ông Kỳ lấy ra một văn bản, nói “Cháu sẽ đọc và trao tận tay bác Giang.” Văn bản đại ý: Dựa theo công văn số x ngày 22.2.2011 của Bộ Công An, ngân hàng Vietcombank khóa tài khoản của ông Giang, ông Giang có thắc mắc gì thì lên Trực ban Hình sự chuyên trách an ninh Bộ Công an số 7 Nguyễn Đình Chiểu. Ký tên Đào Minh Tuấn-Phó Tổng Giám đốc Vietcombank. Đọc xong, ông Kỳ hồ hởi định sang đưa luôn cho bác Giang. Bác Giang bảo “Anh cứ để đấy, tôi không nhận cái văn bản này đâu.”
Bác Giang và chúng tôi yêu cầu ông ta:
- Yêu cầu phải có bản sao lệnh của Bộ Công An, phải biết tên người ký cái lệnh đó? Nếu không Vietcombank là kẻ vu khống. Ông Giang và Vietcombank quan hệ trực tiếp với nhau. Khóa tài khoản là việc liên quan trực tiếp tới cả hai bên, nên đương nhiên Vietcombank có nghĩa vụ phải chứng minh với ông Giang một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời về sự tác động của bên thứ 3 khiến Vietcombank phải làm như vậy.
- Tại sao khóa tài khoản từ năm 2011 mà ngân hàng không hề thông báo cho chủ tài khoản. Hàng chục lần ông Giang tới hỏi nhưng ngân hàng đều không trả lời, tuyệt đối im lặng, vô luật, coi thường khách hàng. Vietcombank không có đạo đức kinh doanh. Cái văn bản ông Đào Minh Tuấn ký đưa ra hôm nay còn ý nghĩa gì khi 5 năm qua Vietcombank chiếm giữ bất hợp pháp tiền của khách.
- Vietcombank là một doanh nghiệp, thể nhân hay cá nhân khi làm gì cũng phải xem xét việc đó đúng thì mới được làm. Đó là nghĩa vụ của Vietcombank với khách hàng đồng thời là quyền của Vietcombank với Bộ Công an.
- Vietcombank có quyền một cách tự nhiên và đương nhiên, xem xét nội dung lệnh của Bộ công an có đúng hay không, đúng với quy định pháp luật, đúng với đạo đức xã hội, đúng với sự nghiệp kinh doanh của Vietcombank, để quyết định có tuân thủ hay không.
- Chúng tôi khẳng định lệnh khóa tài khoản của Bộ Công an là hoàn toàn sai trái, nếu không tại sao suốt 5 năm qua, Bộ Công an không khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Giang. Vietcombank buộc phải biết và tuân thủ những quy định này của pháp luật nhà nước trước tiên chứ không phải theo một cái lệnh vu vơ nào đó của Bộ Công an.
- Chẳng lẽ, Vietcombank không có ai trí óc bình thường để hiểu rằng khóa tài khoản của khách vô thời hạn là phạm pháp và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với khách hàng?
- Không bao giờ có chuyện khách hàng bị ngân hàng chiếm giữ tiền bất hợp pháp, mà lại cun cút đi đến Trực ban Hình sự nào đấy của Bộ Công an để làm việc như một tên tội phạm. Lần trước nói lên số 3 Nguyễn Thượng Hiền, giờ lại bảo số 7 Nguyễn Đình Chiểu là sao, mai kia phải đến tận đâu (Khéo nó chỉ sang Bắc Kinh thì bỏ mẹ! Tàu khựa là quan thầy còn Việt Cộng chỉ là đám tay sai thôi!). Bác Giang tuyên bố “Vietcombank dám chiếm giữ tiền của tôi thì bảo công an mang súng vào đây bắt tôi đi. Vietcombank chớ nói những lời xằng bậy xúi giục khách hàng làm điều ngu ngốc. Vietcombank thật quá mất dạy, man trá, ngạo mạn ”.
- Cái sai lớn nhất của Vietcombank là cứ thấy cơ quan công an bảo gì là làm nấy vì cho rằng công an có thẩm quyền sai khiến ngân hàng. Tự Vietcombank đã vứt bỏ quyền tư duy và hành xử độc lập của mình. Vietcombank lẫn lộn hay cố ý hiểu sai các khái niệm cơ bản. Cái sai này là sai từ trong cách suy nghĩ. Vietcombank có não trạng nô lệ. Từ cái sai căn bản này dẫn đến những sai lầm khác, làm khách hàng khốn khổ và gây hậu quả khôn lường cho Vietcombank.
Ông Kỳ trích dẫn một mớ các quy định về bí mật nhà nước, an ninh quốc gia nhất quyết “Không thể cung cấp bản sao lệnh của Bộ Công an vì đây là tài liệu có đóng dấu “MẬT”. Đây là điều duy nhất ông Kỳ trả lời trong nhiều điều chúng tôi hỏi. Ngoài ra, ông Kỳ chắc sợ chúng tôi quên, nên nhắc vội “Lần trước bác bảo phải có trích yếu số, ngày tháng lệnh của Bộ Công an thì giờ ngân hàng đã cung cấp đầy đủ cho bác rồi.” (Thế là hết trách nhiệm nhé, mời bác về cho ?!)
Hình như ông Kỳ quên rằng bác Giang đến Vietcombank Thanh Xuân là để rút tiền trong tài khoản của bác. Chúng tôi nói:
- Dù hôm nay Vietcombank có bước tiến rõ rệt là đã dám trích dẫn (thiếu tên người ký) cái lệnh của Bộ Công an, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong yêu cầu của ông Giang, phần chính là ông đến rút tiền trong tài khoản. Vietcombank đã không thể chứng minh được sự chính đáng của họ trong việc không trả tiền của ông Giang.
- Công an có quyền và chức năng làm một số công việc mật nào đấy, nhưng khi đã ra lệnh khóa tài khoản thì không bao giờ được giấu biệt cái lệnh ấy đối với chủ tài khoản. Anh có thể bí mật theo dõi một người và tài sản của họ vì cho rằng người đó có liên quan đến một vụ việc phạm pháp nào đó, nhưng đến khi bắt người, thu/tạm thu giữ tài sản của người đó thì bắt buộc phải thông báo cho họ biết và giao quyết định, biên bản cho họ. Điều này luật quy định rất rõ ràng trong phần về thu thập xử lý vật chứng là hiện vật và tiền bạc, đều phải làm như vậy dù trong bất kỳ vụ án nào, buôn ma túy, buôn vũ khí hay khủng bố, nếu không thông báo chính thức, đầy đủ, chính xác, ngay lập tức cho đương sự thì hành vi thu giữ đó là bất hợp pháp, là ăn cướp. Vietcombank đừng có lôi cái dấu “Mật” vớ vẩn đấy ra mà tự vuốt ve chạy tội cho mình.
- Việc Vietcombank trích dẫn lệnh của Bộ Công an có ý nghĩa chứng minh Bộ Công an có liên quan và phải chịu trách nhiệm về cái lệnh này. Nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa Vietcombank không phải chịu trách nhiệm gì với khách hàng. Giống như một đảng cướp, đảng trưởng ra lệnh đi cướp thì đảng trưởng phải chịu trách nhiệm phần đảng trưởng, còn kẻ trực tiếp đi cướp phải chịu trách nhiệm phần của hắn. Đời nào có chuyện cứ phạm pháp rồi nói là làm theo lệnh của ai đó, thì mình không có tội.
- Ông Giang hoàn toàn có thể kiện cả Bộ Công an và Vietcombank cùng lúc hoặc kiện Vietcombank trước và riêng thành 1 vụ, mà chưa cần nhắc gì tới Bộ Công an. Vietcombank tha hồ trích dẫn cái lệnh nào đấy của Bộ Công an với tòa, với công luận để chứng minh mình vô tội, nếu tưởng rằng đó là cách chạy tội cho mình.
Cuối cùng, bà Thúy Hằng lập biên bản buổi làm việc. Họ cố gắng bỏ gần hết ý kiến của chúng tôi, lấy cớ là “cho ngắn gọn”. Cuối cùng, bác Giang cũng đồng ý đưa 3 ý kiến vào biên bản. Chúng tôi yêu cầu phải ghi rõ câu trả lời của ông Kỳ, là “Không thể cung cấp bản sao lệnh Bộ Công an vì là tài liệu mật”. Ban đầu ông Kỳ đồng ý. Bà Thúy Hằng đang đi in thì ông Kỳ đổi ý, lệnh bà Hằng không ghi câu trả lời đấy của ông ta vào biên bản. Chúng tôi thật sự hơi bất ngờ. Có lẽ, hơn ai hết ông Kỳ hiểu rằng cái lệnh khóa tài khoản đó của Bộ Công an chả có quái gì là mật. Tất cả chỉ là bạo quyền gây oan trái cho người dân, nên phải bịa ra, phải cố nặn ra, phải vu cho nó là “MẬT”. Hết cái mật này đến cái mật kia, cái gì cũng ám muội, ngu tối rồi thì tất cả người dân đều thành mật vụ, mọi doanh nghiệp đều thành băng đảng xã hội đen để bóc lột, lừa đảo nhân dân và lừa đảo, cướp giật lẫn nhau.
Một người biết sợ, biết thiếu tự tin khi làm điều sai trái, là người có thể thay đổi và được cứu rỗi !
Chúng tôi đứng dậy đi về.
Sáng ngày 20.5.2015, 3 công an (Ngô Quang Du, 1 nữ tên Yến và 1 người bác Giang không nhớ tên) đến nhà bác Giang. Công an nói họ nhận được đơn của Vietcombank Thanh Xuân tố giác ông Giang gây rối trật tự công cộng làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của ngân hàng. Công an mời bác Giang lên công an quận Thanh Xuân làm việc để điều tra xem bác Giang có tổ chức biểu tình ở Vietcombank Thanh Xuân hay không. Bác Giang nói bác không tổ chức, bạn bè thấy Vietcombank làm sai nên đến ủng hộ bác.
Xin giới thiệu vở kịch 5 màn hoàn hảo: VIETCOMBANK CƯỚP CÓ BÀI BẢN
1- Vietcombank khóa tài khoản, chiếm giữ tiền của khách hàng suốt 5 năm.
2- Ngân hàng nói không trả tiền là theo lệnh công an.
3- Khách hàng không chấp nhận bị cướp tiền, cùng bạn bè tới ngân hàng đòi.
4- Công an xuất hiện, đến tận nhà bắt khách hàng đi làm việc/đi tù (sắp).
5- Công an nói bắt người là theo đơn tố giác của ngân hàng.
Trước giờ 90 triệu dân Việt Nam ngu dốt mãi không hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cái gì. Hóa ra thật đơn giản:
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA = CƯỚP CÓ BÀI BẢN.
Chế độ độc tài cộng sản vẫn tồn tại ở Việt Nam là nhờ những thứ như Vietcombank, tự động, răm rắp làm theo bạo quyền, bất chấp đúng sai. “Chế độ” là một khái niệm trừu tượng, không thể bỏ tù thằng cơ chế. Nhưng có thể trừng trị, bỏ tù kẻ nào đã lập và duy trì cái chế độ bóc lột tàn ác ấy. Vietcombank nằm trong số đó vì nó là một thực thể. Vietcombank sẽ phải xin lỗi, trả tiền, bồi thường và thậm chí đi tù vì đã quỵt tiền khách hàng.
Kính mời quý vị nghe bản nhạc Đ.M CỘNG SẢN của Nah Nguyễn Vũ Sơn.
Ha Nội, 22.5.2015
(Hình 2: from Ha Thanh Facebooker)