Mời mọi người đọc đoạn trích trong tập Đề Án Thành Lập Đơn Vị
Hành Chính - Kinh Tế Đặc Biệt Vân Đồn. (Trích) "Bên cạnh những kết quả đã
đạt được trong hơn 30 năm đổi mới, mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bộc lộ
không ít yếu kém nội tại, không còn khả năng duy trì tăng trưởng cao, bền vững
và bắt kịp xu thế của thế giới. Nhìn mô hình chậm tăng trưởng, chậm được đổi mới,
tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Việc thực hiện đột phá ba chiến
lược chưa đạt mục tiêu đề ra, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chậm được cải thiện, môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều trở ngại. Do
đó, bối cảnh trong nước và quốc tế đặt ra cho Việt Nam thời cơ và thách thức cần
đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội" (hết trích)
Trong đoạn trích, họ viết rất dài dòng nhưng tựu chung ý
nghĩa đó chỉ cần tóm gọn trong vài từ. Đó là mô hình kinh tế mà Việt Nam đang
theo đuổi hiện nay đã gặp bế tắc, không bắt kịp với xu thế phát triển của thế
giới nên phải thay đổi, hết. Chỉ thế thôi. Thay đổi bằng cách nào? Đó là lập đặc
khu. Nói cho gọn thì kinh tế đã bế tắc, phải bán đất để kiếm tiền. Chỉ vậy thôi
chứ không gì khác.
Trong vấn đề phát triển đặc khu, Quốc hội đã hoãn biểu quyết
do vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía nhân dân, tức vì cuộc biểu tình ngày
10/06/2018 làm họ phải hoãn. Thế nhưng liệu chính quyền này có ngưng phát triển
đặc khu không? Để hiểu rõ hơn xin mời mọi người đọc đoạn trích trong Đề Án
(trích)"Phát triển đặc khu kinh tế và đơn vị hành chính kinh tế(HC-KT) đặc
biệt đã được Đảng xác định chủ trương và Chính phủ giao nhiệm vụ tại các Nghị
Quyết" (hết trích).
Vậy rõ ràng Đảng đã ra nghị quyết thành lập đặc khu. Vấn đề
là cho dù Quốc hội chưa thông qua thì đặc khu vẫn xúc tiến. Biểu quyết của Quốc
hội chỉ là trò mèo, không có giá trị, chỉ có Nghị Quyết Đảng mới là tối thượng.
Và thực tế là như vậy. Nghĩa là kế hoạch nhượng địa đã quyết rồi không thể thay
đổi được nữa.
Câu hỏi đặt ra là, kinh tế bế tắc sao chính quyền CS không
tháo gỡ bằng cách cải cách thể chế chính trị trả tự do cho nền kinh tế mà phải
bán đất để giải quyết khó khăn? Đã quá muộn, con tàu đứng trước sự lựa chọn hướng
ray từ năm 1990: một hướng dân chủ hoá như Đông Âu và một hướng bám Tàu để giữ
Đảng. Nếu con tàu đất nước theo hướng Đông Âu năm 1990, thì nay Việt Nam đã
khác. Cũng bởi nhóm lái tàu Linh - Mười - Anh mà ra, họ đã lái sang hướng Trung
Cộng. Mà một khi theo Trung Cộng thì Trung Cộng sẽ hỏi "Mầy mang lại điều
gì cho tao để đổi lấy tình Anh - Em?". Để đáp ứng nhóm lãnh đạo Tàu lúc đó
thì trao gì cho nó? Chỉ có chủ quyền là cái nó cần. Thế thôi, và thế là từ đó đến
nay, Việt Nam luôn nhượng Trung Quốc vô điều kiện mỗi khi có tranh chấp.
Năm 2018, kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng trung bình là
3,1%. Nền kinh tế số một thế giới tăng ngoạn mục 4,1%, được cho là mức tăng trưởng
cực cao. Năm 2018, Nhật Bản có mức tăng trưởng kinh tế chỉ 0,9% nhưng họ không
bế tắc. Vậy câu hỏi là, chính quyền CS nói Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,08%
mà sao lại thừa nhận trong Đề Án là kinh tế Việt Nam bế tắc? Với 7,08% là quá
cao so với mức trung bình bình thế giới 3,1% mà sao trong Đề Án họ lại thừa nhận
" không bắt kịp xu thế của thế giới"? Câu trả lời là họ nặn ra con số
để lừa mị.
Càng bế tắc CS càng chế ra con số đẹp để lừa mị. Vì sao? Vì lừa
mị nó như liều thuốc an thần ru ngủ dân tộc Việt. Để chi? Để dân tộc này ngủ
quên trên những con số ảo để rồi bị CS đưa đất nước này vào miệng con mãng xà
Trung Cộng một cách êm gọn. Chỉ vậy thôi.
Nguồn FB : https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=111405409919333&id=100031496236507