ẢNH TRÊN: Từ trái qua: Tiến sĩ Nguyễn Quang A,
luật gia Trịnh Hữu Long, blogger Phạm Lê Vương Các (tác giả bài viết)
luật gia Trịnh Hữu Long, blogger Phạm Lê Vương Các (tác giả bài viết)
Phạm Lê Vương
Các (VietNam UPR), 22/6/2014 - Việt Nam chấp nhận 182 khuyến
nghị UPR (khoảng
80%) và bác bỏ 45 khuyến
nghị (khoảng 20%) là điều không bất ngờ đối với những ai quan tâm đến
UPR. Điểm lại, có thể dễ nhận ra rằng, Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận hầu hết các khuyến nghị ít
tranh cãi như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, bảo vệ nhóm
người yếu thế, và
mang xu hướng cải thiện đời sống dân sinh như hướng đến mục tiêu Thiên Niên Kỷ của Liên
Hiệp Quốc, cũng như chấp nhận các
khuyến nghị chung
chung, không rõ ràng.
Trước đó, trong Hội thảo Thông
báo về kết quả UPR chu kỳ 2
(tổ chức ngày 2/4 tại Hà Nội), ông Hoàng
Chí Trung, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao, đã cho biết: “Khoảng 40 khuyến nghị ta cần cân nhắc thận trọng hoặc không thể chấp nhận”.
Các khuyến nghị này, theo ông Trung nêu ra, là: “tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như yêu cầu huỷ bỏ việc áp dụng án tử hình; thả các đối tượng “bất đồng chính kiến” và ”người bảo vệ nhân quyền”; thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia theo nguyên tắc Paris; phê chuẩn Quy chế Rome về Toà án Hình sự quốc tế; sửa đổi các Điều 79, 88, 258 của Bộ luật Hình sự; đưa
ra lời mời ngỏ đến với tất cả các thủ tục đặc biệt của Hội đồng
Nhân quyền; yêu cầu ta đón một số báo cáo viên/ chuyên gia độc lập về những lĩnh vực nhạy cảm (tự do ngôn luận, mất tích cưỡng bức, tự do báo chí…)”.
Và
đó lại chính là các
khuyến nghị cụ thể, nhằm mục đích nới rộng và đảm bảo cho các quyền tự do chính
trị.
Nuốt lời hứa “lập cơ quan nhân quyền quốc gia”
Đầu tiên, phải kể đến các
khuyến nghị “Thành
lập một cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập theo Các nguyên tắc Paris” (đến từ các
quốc gia Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Congo, Madagascar, Togo, Tunisia) bị nhà nước Việt Nam bác bỏ.
Cần phải nhắc lại rằng, vào tháng
11/2013, Việt Nam đã đệ trình
lên UNHRC một bản cam kết gồm 14 điểm nhằm vận động
cho việc ứng cử vào chiếc ghế thành
viên UNHRC. Một trong 14 điểm đó là Việt Nam cam kết “có thể thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia”. Thế nhưng giờ đây, chỉ 6 tháng sau khi trở thành thành viên UNHRC, nhà nước Việt Nam lại bác bỏ các khuyến nghị thành
lập cơ quan nhân quyền quốc gia. Điều này cho thấy: Ngay cả trên một diễn đàn quốc tế lớn, được
chú ý và soi rọi chặt chẽ, nhưng nhà nước Việt Nam cũng vẫn thể hiện một sự “thất hứa” lộ liễu với cộng đồng quốc tế.
Nhất định không ký các nghị định thư tùy chọn
Tiếp theo, Việt Nam bác bỏ tất cả các
khuyến nghị về việc “phê chuẩn về các nghị định thư tùy chọn” theo Công ước
Quốc tế về các
quyền Dân sự và Chính trị; theo Công ước về các quyền Kinh tế Văn hóa và Xã hội, theo Công ước Chống tra tấn, theo Công ước Quyền trẻ em…
Tất cả các công ước về nhân quyền trong hầu hết các lĩnh
vực đều kèm theo các nghị định thư. Một đặc trưng cơ bản của nghị định thư là quốc gia ký kết phải thừa nhận thẩm quyền giải quyết khiếu tố của Ủy ban Giám sát Công ước. Bất kỳ công
dân của quốc gia nào là thành
viên của Công ước, và nếu quốc gia đó đã ký
nghị định thư công nhận thẩm quyền Ủy ban Giám sát Công ước, thì đều có thể gửi đơn
khiếu tố vi phạm nhân quyền và được Ủy ban Giám sát Công ước tiếp nhận và giải quyết vụ việc.
Việt Nam đã tham gia 7 trên 9 công ước cơ bản về nhân quyền, nhưng hiện nay Việt Nam không phê chuẩn bất kỳ
nghị định thư nào trong việc công nhận thẩm quyền của Ủy ban Giám sát Công ước. Như vậy cho thấy, Việt Nam vẫn
xem nhân quyền như là “công
việc nội bộ”, lẩn tránh các vụ việc vi phạm nhân quyền ra trước cộng đồng quốc tế.
Qua
đây cũng xin bổ sung thêm tình
hình
công
nhận thẩm quyền của các Ủy ban Giám sát Công ước. Không chỉ UPR lần này mà
trong kỳ UPR đầu tiên của Việt Nam vào năm 2009,
Việt Nam đã nhận rất nhiều khuyến nghị cần tham gia Nghị định
thư bổ sung của Công ước nhằm công nhận thẩm quyền cho Ủy ban giám sát. Nhưng nhà nước Việt Nam luôn bác bỏ khuyến nghị này,
với lý do được đưa ra là công dân Việt Nam có thể áp dụng đến “quyền tài phán quốc gia”, tức là công dân Việt Nam khi bị vi phạm nhân quyền có thể gửi đơn
khiếu tố đến các cơ quan hành chính và tư pháp ở Việt Nam để xem xét và giải quyết vụ việc.
Trên
thực tế, với thiếu vắng nền tư pháp độc lập, tòa án
Việt Nam khó lòng xét xử các hành
vi vi phạm nhân quyền khi chủ thể vi phạm lại chính là nhà nước. Cho nên, dù có tham gia bao nhiêu công ước về nhân
quyền, nhưng không
tham gia vào các Nghị định thư thừa nhận thẩm quyền của Ủy ban Giám sát Công ước, thì sẽ không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào từ bên ngoài
nhằm chế tài nhà nước vi phạm nhân quyền.
Không cho Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ vào nước mình
Việt Nam cũng bác bỏ các khuyến nghị “Đưa ra mời lời mời ngỏ với tất cả các Thủ tục Đặc
biệt của Hội đồng
Nhân quyền”.
Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures) thật ra là những chuyên gia, báo cáo viên độc lập về nhân
quyền, có chức năng báo cáo tình hình nhân quyền và tư vấn về cải thiện nhân quyền cho mỗi quốc gia thành
viên LHQ. Để làm được việc này, họ có quyền đến thăm các nước, tiến hành các
cuộc tiếp xúc ở nước đó để khảo sát, tìm hiểu về thực trạng nhân quyền; tuy nhiên phải gửi thư đề nghị trước và được
chính phủ nước đó mời.
Hiện có rất nhiều quốc gia đưa ra lời mời ngỏ với tất cả các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân
quyền. Việc đưa
ra lời mời ngỏ này sẽ cho phép các
chuyên gia, các báo cáo viên có thể vào quốc gia đó bất kỳ lúc nào,
cũng
như có thể thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc vi phạm
nhân quyền.
Thông
thường, các quốc gia có tình hình nhân quyền tốt được quốc tế đánh giá
cao thì luôn có sẵn thư mời ngỏ. Điều này cũng dễ hiểu vì “vàng
thật thì không sợ lửa”.
Chỉ các quốc gia có tình
hình
nhân quyền bị đánh
giá là tồi tệ, muốn che giấu các vụ việc vi phạm
nhân quyền thì mới không chào đón các báo cáo viên Thủ tục Đặc biệt vào nước mình.
Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã cho phép một số chuyên
gia Thủ tục Đặc biệt đến thăm. Tuy nhiên, họ đều không
phải là những chuyên gia, báo cáo
viên trong các lĩnh vực “nhạy cảm”, mà chỉ là chuyên gia độc lập về các vấn đề thiểu số (Gay
McDougall, thăm Việt Nam từ
5-15/7/2010), chuyên gia độc lập về tình
trạng nghèo cùng cực (Magdalena S. Carmona, 23-31/8/2010),
chuyên gia độc lập về tác động
của nợ nước ngoài
(Cephas Lumina, 21-29/3/2011).
* * *
Việc các khuyến nghị trên bị bác bỏ cho thấy
nhà nước Việt Nam đã không
tạo điều kiện giải quyết các vi phạm nhân quyền. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quốc tế không thể giúp Việt Nam nỗ lực hơn trong cải cách
tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ nhân quyền, cũng như gián tiếp gia tăng sức ép để tòa án Việt Nam nâng cao năng
lực.
Bên
cạnh đó, các cam kết UPR đã làm nổi bật lên sự thúc đẩy nhân quyền theo kiểu đặc
trưng của “kinh tế thị trường định
hướng XHCN”, đó là chấp nhận mở rộng một số quyền tự do nhưng luôn bác bỏ các quyền tự do chính trị.
Vì sao bác bỏ?
Trong
phiên họp báo cáo kết quả UPR, vị đại
diện Chính phủ Việt Nam cho
biết lý do là “không phù hợp với đặc thù lịch sử, xã hội và văn hóa của Việt Nam”.
Có
thể nói, viện dẫn “đặc
thù lịch sử, xã hội và văn hóa” là phép ngụy biện cũ rích,
không chỉ có nhà nước Việt Nam sử dụng, mà hầu hết các
quốc gia có tình hình nhân quyền tồi tệ cũng thường xuyên nhai đi
nhai lại trước cộng đồng quốc tế.
Pakistan
là một quốc gia có thành
tích
nhân quyền tồi tệ, trong phiên họp UPR đã khen ngợi thành tích nhân quyền của Việt Nam. Cách đây mới chưa đầy một tháng, ở nước này,
cô
Farzana Parveen – một phụ nữ đang mang thai – đã bị đánh đập và ném đá đến
chết bởi gia đình mình
trước một tòa án tối cao Pakistan tại Lahore hôm
27 tháng 5 vì tội đã dám kết hôn với người đàn ông
mà cô yêu
thương, trái với sự dàn xếp của gia đình. Điều đáng nói là cảnh sát đã thản nhiên đứng nhìn vụ giết người dã man này, và người cầm đầu
trong việc giết cô
Farzana Parveen là cha ruột của cô,
sau đó trình diện và yêu cầu được miễn truy tố dựa theo luật Hồi giáo “giết người vì danh dự”.
Mỗi năm ở Pakistan có
khoảng hơn 100 vụ giết người như vậy. Nhìn vào đó,
chúng ta cũng thấy nổi bật lên các yếu tố “đặc
thù lịch sử, xã hội và văn hóa”. Cả những kẻ giết người lẫn những người có trách
nhiệm đều đã làm
ngơ trước tội ác,
và hầu như không ai bị xử lý.
Do
đó, dùng lý do “không phù hợp với đặc thù lịch sử, xã hội và văn hóa của Việt Nam” để đối
phó với các khuyến nghị thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là điều không thể chấp nhận được.
Mà lẽ ra, cần xác định
rõ đặc
thù lịch sử, xã hội, văn hóa hay truyền thống nào đã hạn chế những giá trị nhân quyền phổ quát, để có thể thay đổi chúng cho phù hợp, chứ không
thể dùng nó để biện minh cho các hạn chế và vi phạm
nhân quyền.
“Ngoại giao nhân quyền”
Cũng
phải thừa nhận rằng các quốc gia phát biểu trong phiên họp UPR vừa
qua đã dành nhiều lời khen và chúc tụng cho nhà nước Việt Nam.
Nhưng cần xem lại:
Các lời khen và chúc tụng này có xuất phát từ sự thực tâm, hay là vì “ngoại giao nhân
quyền”?
Điều nghịch lý là các
quốc gia khen ngợi Việt Nam đều
không phải là những quốc gia có truyền thống và thành
tích
tôn
trọng và bảo vệ nhân
quyền, mà đó hầu hết là các nước lâu nay vẫn bị thế giới đánh giá là có tình
hình
nhân quyền rất tồi tệ, như CH Hồi giáo Iran, CHDCND Lào, Morocco (Ma-rốc), Myanmar, Nigeria,
Pakistan, Nga, Sri Lanka, Sudan…
“Ngoại giao nhân quyền” là một đặc điểm dễ thấy ở các phiên
UPR đã qua. Các quốc gia nhân quyền tồi tệ thường hay khen ngợi lẫn nhau, tính chất “có
qua có lại” theo kiểu “anh khen tôi lần này, thì tôi
khen lại anh lần
sau” là một vấn đề đáng
lên án.
Bên
cạnh đó, thái độ thù địch chính trị đã ảnh hưởng đến chất lượng các phiên họp của UNHRC trong các
quốc gia có thành kiến với nhau, như Bắc Triều Tiên
trong một phiên họp trước Hội đồng
nhân quyền vào đầu năm
nay đã tố cáo Hoa Kỳ là “địa
ngục trần gian” và “người dân Hàn Quốc bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận”.
Thủ thuật đối phó
Và
trong phiên UPR của Việt Nam vừa qua, các quốc gia bảo vệ nhân quyền tốt, mang đến
những tiếng nói thẳng thắn về nhân
quyền, thì không
có cơ hội phát biểu.
Nhờ Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) bỏ bài
phát biểu, nên Hoa Kỳ là quốc gia may mắn được lên
tiếng cuối cùng, mang lại một ý kiến khác biệt, nhưng lại trở nên “lạc lõng” với phần trình
bày của các quốc gia trước đó.
Sự thiếu vắng những tiếng nói phê phán và thẳng thắn đến từ các quốc gia không phải là một sự việc ngẫu nhiên, mà nó là một sự sắp đặt,
có tính
toán.
Venezuela
trong phiên báo cáo kết quả UPR vào năm 2012 đã bị chỉ trích
vì một số thủ thuật “vận động hành
lang”, dưới sự giúp sức của các nhà
ngoại giao Cuba, để xếp các quốc gia như
Trung Quốc, Việt Nam,
CuBa, Iran… được ưu tiên phát biểu trước, “cướp diễn đàn” của những bên chỉ trích về tình hình
nhân quyền tồi tệ ở Venezuela.
Nếu muốn thực hiện nguyên tắc hợp tác và đối
thoại trong các thủ tục và cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc, UNHRC sẽ phải hoàn thiện về cách
làm
việc của mình trong thời gian tới nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động.